Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về quyền thăm gặp con sau ly hôn quy định thế nào?

Thưa luật sư, giải đáp giúp tôi quy định về quyền thăm gặp con sau ly hôn thế nào, cụ thể: Tôi và chồng tôi kết hôn sau 4 năm thì ly hôn vào tháng 4/2014.Chúng tôi có con chung 30 tháng tuổi, sau khi ly hôn tôi là mẹ nên nhận nuôi cháu. Chồng cũ của tôi phải cấp dưỡng nuôi cháu hàng tháng và được thăm gặp cháu.

Khi có ý định muốn đưa con đi đâu chơi thì chồng tôi có phải xin ý kiến của tôi không? Tôi có quyền ngăn cấm chồng tôi không được mang con tôi đi đâu nếu không có sự đồng ý của tôi không? Rất mong nhận được câu trả lời, xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi, nội dung bạn thắc mắc chúng tôi nghiên cứu tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quyền được thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng như sau:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".

Như vậy, sau khi ly hôn, chồng là người không trực tiếp nuôi con nhưng hoàn toàn có quyền thăm nom, chăm sóc con chung của các bạn.

Pháp luật hôn nhân và gia đình không liệt kê cụ thể những việc nào được gọi là thăm nom, chăm sóc. Tuy nhiên, việc đưa con đi chơi hoặc đi đâu đó nhằm phục vụ cho mục đích phát triển của đứa trẻ hay bù đắp tình cảm cha con… là việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻ nhằm hướng đến phát triển con người và bạn không có quyền ngăn cấm người cha thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình, trừ khi bạn có chứng cứ rõ ràng việc chồng bạn đưa con đi ra ngoài là cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của bạn thì khi đó bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người cha.

---

- Quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn theo quy định luật hôn nhân gia đình thế nào?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi: vợ chồng chị gái tôi ly hôn hơn một năm nay. A chồng rất ít khi thăm con (một năm vài lần) mặc dù cách nhau có 30 km. A ta còn nói với tòa án là nhà tôi cấm a ta thăm con. Mới đây a ta nói muốn đón con về nhà chơi 1 tuần nhưng gđ tôi không đồng ý vì ảnh hưởng đến thời gian biểu của cháu (cháu hơn 3 tuổi và đang đi học mầm non) và vì cháu còn bé, nếu muốn thăm nom a có thể lên nhà. Trong quá trình cấp dưỡng thì a ta chậm trễ mặc dù thừa điều kiện (mỗi tháng cấp 1 triệu). Xin hỏi luật sư gđ tôi làm thế đúng hay sai và thời gian chậm nhất để cấp dưỡng là bao lâu? A ta luôn chậm trễ vậy có bị xử phạt không? Cám ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

(đã được trích dẫn tại phần trên)

Về việc chấm cấp dưỡng, chị có thể tham khảo bài viết sau: Thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

- Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

Hỏi: Kính gửi các luật sư. Em muốn hỏi về thủ tục li hôn. Do em và chồng nảy sinh mâu thuẫn 1 năm qua ko thể giải quyết được. Giờ em muốn ly hôn và nuôi con ( con em mới 15 tháng tuổi). Nhưng chồng em không hợp tác trong việc làm thủ tục, không đưa giấy đăng ký kết hôn, CMT, và hộ khẩu. Vì anh ta muốn nuôi con từ giờ cho đến khi có quyết định của tòa. Từ lúc em sinh con đến nay vợ chồng không ở chung, anh ta chỉ đến thăm con rồi lại về, có chu cấp nhưng rất ít cho con. Đến giờ em muốn ly hôn nhưng anh ta lại đòi nuôi con. Các luật sự có thể tư vấn giúp em phải làm thế nào để có thể ly hôn và giành quyền nuôi con được không ạ? Em có công việc và thu nhập ổn định. Em xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục đơn phương ly hôn

>> Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Nếu chị không có giấy đăng kí kết hôn chị có thể tới UBND xã phường nơi đăng kí kết hôn để xin bảo sao trích lục, về hộ khẩu chị có thể yêu cầu công an xã, phường nơi người chồng đăng kí thường trú xác nhận người chồng đăng kí thường trú và đang sinh sống tại địa phương để nộp vào hồ sơ khởi kiện

---

- Yêu cầu thay đổi người nuôi con khi từ nước ngoài trở về như thế nào?

Câu hỏi: Kính thưa luật sư. Em đang hợp tác lao động bên nhật tháng 4 năm 2017 em về nước. Nhưng hiện tại em và chồng đã ly hôn gần 1 năm nay, em qua nhật được 3 tháng, lúc đầu khi ly hôn chồng em đồng ý cho em nuôi dưỡng con. Nhưng vì cuộc sống khó khăn em đi hợp tác lao động để có tiền sao này lo cho con, nên em để con lại cho chômg em nuôi dưỡng em có nói khi về em nuôi co. Ban đầu anh ta đồng ý nhưng giờ anh ta đổi ý, ko cho em liên lạc với con em nữa vì anh ta nói em ko lo cho con bỏ con đi. Nhưng thưa luật sư em đi vì tương lai con em anh ta cũng ko có nghề nghiệp gì ổn định. Xin hỏi luật sư nếu em ra tòa dành lại quyền nuôi con thì có được ko ah xin luật sư tư vấn giúp em. Giờ em rất hoang mang lo sợ ko đươc gặp con nữa mong luật giúp em em chân thành biết ơn

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

---

- Giải quyết trường hợp chồng hạn chế quyền nuôi dưỡng con của vợ

Hỏi: Kính gởi đoàn luật sư Minh Gia, và kính mong được sự tư vấn của các luật sư Em gái tôi và chồng cưới nhau được hơn 1 năm, có đăng ký kết hôn, sau khi cưới 2 vợ chồng thuê phòng trọ ở riêng; đã có 1 bé trai hơn 1 tháng tuổi. Cách đây 12 ngày, trong lúc em gái tôi đang ngủ thì chồng em tôi bế con đi mất và cắt đứt liên lạc, đến giờ cho con bú em tôi giật mình dậy thì mới phát hiện ra, lúc đó khoảng 3h sáng. Em tôi có báo về gia đình chồng nhưng không được câu trả lời, gia đình chồng không hợp tác trong việc tìm kiếm, ngược lại còn xua đuổi,nhục mạ em tôi,đuổi em tôi về quê. Em tôi liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ của chồng để tìm chồng và con, nhưng không có tin tức gì. 4 ngày sau em tôi báo công an phường. Công an không giải quyết và trả lời vì người bế bé đi là cha ruột có giấy tờ chứng minh nên họ không can thiệp sâu được. Họ nói đã chuyển hồ sơ lên công an quận. Hiện vẫn chưa có thông tin gì. Kính mong quý luật sư tư vấn giúp em tôi cách nào tìm lại con, vì hiện tại em ấy rất đau buồn và ngã bệnh. Và tư vấn thêm cho em tôi về thủ tục và cách li hôn đơn phương và dành quyền nuôi con nhanh nhất. Chúng tôi vô cùng biết ơn. 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Có thể khởi kiện về quyền, nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con?

>> Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi

Trong trường hợp này thì người chồng đang có hành vi ngăn cản hạn chế quyền chăm nom con của người vợ thì chị có thể gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền đó chính là UBND xã để  có căn cứ áp dụng hình thức xử phạt hành chính đối với người chồng tương ứng.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Quyền thăm, gặp con sau ly hôn? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo