Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chồng ngoại tình có con ngoài giá thú có bị phạt?

Vợ chồng người chị tôi đã kết hôn và có 2 con rồi (10 tháng tuổi và 9 tuổi), nhưng trong quá trình chung sống trở lại đây, tôi phát hiện a tôi có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác và đã được công an phường làm cam kết đối với cá nhân bên nữ kia. Nhưng a tôi chính nào tật nấy, không bỏ tật ngoại tình mà gần đây nhất là đang ngoại tình với một người phụ nữ chưa xác định được cụ thể nơi ở chỉ biết tỉnh.

Đặc biệt, lần này cô gái đó đã có thai. Cách đây vài ngày tôi và c tôi đã tìm được hình ảnh trên zalo và dòng tin nhắn ngọt ngào của họ. Nên tôi khuyên c tôi kiện ra tòa án để giải quyết. Vậy trường hợp trên của a rể tôi bị phạt theo luật nào, nếu bị xử phạt nặng nhất và mức án thích đáng nhất là bao nhiêu ? Hai đứa con của dì tôi sẽ được chu cấp và phí nuôi dưỡng như thế nào ? Rồi cô gái mang thai kia sẽ bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật. Mong luật sư giải thích dùm tôi ạ. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

…        

Theo quy định tại Điều 182, Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

...

Thông tin bạn cung cấp rằng a bạn đã từng bị công an phường yêu cầu làm cam kết về hành vi quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, tuy nhiên trường hợp này có phải xử phạt hành chính với a bạn hay không thì chưa xác định rõ. Vấn đề xử lý hành chính chỉ đặt ra nếu a bạn có một trong những hành vi được quy định ở các điều luật trên, tức là nếu không có hành vi chung sống như vợ chồng (ở chung, sinh hoạt chung, làm người khác tưởng rằng mình có quan hệ vợ chồng) hoặc kết hôn trái pháp luật với người phụ nữ kia. Trường hợp chỉ có hành vi quan hệ ngoài luồng nhưng không chung sống, không đăng ký kết hôn thì không có cơ sở để xử lý hành chính hay hình sự với người này.

Nếu a bạn có hành vi chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người phụ nữ kia mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng như làm cho gia đình của mình tan vỡ dẫn đến gia đình ly hôn, dì hoặc con của bạn vì thế mà tự sát hoặc chú của bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ,một chồng mà còn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 bộ luật hình sự năm 2015.

Về vấn đề nuôi dưỡng con của chú, dì bạn sau khi ly hôn. Nếu hai vợ chồng anh chị bạn ly hôn thì tuân thủ theo quy định tại Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

 "Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này”

“ Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

Anh chị bạn có một cô con gái mới sinh dưới 10 tháng tuổi theo quy định tại Khoản 3, điều trên thì con gái dưới 10 tháng tuổi này sẽ được giao cho dì của bạn nếu như dì của bạn không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng mà hai vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì dì của bạn có thể không nhận nuôi cũng không sao. Đứa con trai 9 tuổi cần phải dựa vào nguyện vọng và mong muốn của bé muốn sống cùng ai thì người ấy sé được quyền nuôi bé. Ngoài ra việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn giữa chú, dì bạn được áp dụng theo các điều 82, 83, 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bạn có thể tham khảo thêm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169