Luật sư Trần Khánh Thương

Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

Pháp luật hiện hành quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cần có những điều kiện nào? Quý khách hãy tham khảo nội dung Luật Minh Gia đã tư vấn dưới đây để biết chi tiết hơn về vấn đề này.

1. Tư vấn quy định về giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

Câu hỏi:

Tôi có thắc mắc muốn hỏi các luật sư về việc hôn nhân gia đình. Tôi và vợ tôi ly hôn khi con tôi được 18 tháng. Sau đó tòa án xử cho vợ tôi nuôi con. Hiện tại qua một số bạn bè tôi được biết là cô ấy đang đi làm ăn xa và để con tôi ở nhà cho ông bà chăm sóc. Trong khi đó tôi có vài lần muốn đưa con về nhà tôi chơi nhưng cô ấy không đồng ý và hiện giờ cô ấy đi làm ăn xa không có điều kiện chăm sóc con được như tôi. Vậy tôi xin hỏi hiện giờ tôi có cách nào dành được quyền nuôi con không? (con tôi giờ được 26 tháng).

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp anh đang vướng mắc Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì khi ly hôn nếu có tranh chấp về quyền nuôi con thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Tuy nhiên, người cha vẫn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn nếu có các căn cứ theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ pháp lý về giành lại quyền nuôi con

Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con''

Theo quy định nêu trên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được giải quyết khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con.

Với trường hợp của anh, nếu anh muốn dành lại quyền nuôi con khi con chưa đủ 36 tháng tuổi anh phải chứng minh được người mẹ không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các điều kiện chủ yếu gồm:

- Điều kiện vật chất để giành quyền nuôi con

Như điều kiện ăn ở, học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe khi con ốm đau… Các điều kiện này được xác định chủ yếu dựa trên thu nhập thực tế, chỗ ở hợp pháp, tài sản của người đang trực tiếp nuôi dưỡng con.

- Điều kiện về tinh thần khi yêu cầu quyền nuôi con

Như thời gian trực tiếp chăm sóc, giáo dục con (chứng minh thông qua tính chất công việc, thời gian làm việc…); tình cảm của cha, mẹ đối với con trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục...

Theo thông tin anh cung cấp hiện tại mẹ cháu đang đi làm xa, cháu đang do ông bà nuôi dưỡng, nếu anh chứng minh được mẹ cháu làm xa thường xuyên không về nhà trong thời gian dài, không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì có quyền đề nghị Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

---

2. Tư vấn về giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Nhờ luật sư giải đáp thắc mắc giùm tôi. Hiện tại anh hai tôi và chị dâu lấy nhau hơn 2 năm và có con nhỏ 20 tháng. Hiện tại thì vợ đang có ý định ly hôn và đem cháu tôi đi không giao quyền nuôi dưỡng cho anh hai tôi. Nhưng xét theo luật thì chị được toàn quyền nuôi dưỡng cháu nhưng gia đình tôi ( bên nội) lại muốn nuôi dưỡng thì phải làm như thế nào?

Hiện tại thì chị mới đi làm công ty được một tháng. Lương khoản 4 đến 5 triệu một tháng. Anh trai tôi thì làm cho gia đình nên lương tổng bình quân chung của gia đình tôi tầm 10 triệu 1 tháng. Nhưng cả 2 vợ chồng đều ăn chơi. Xài chất kích thích là ma túy. Anh trai tôi ngày trước có biểu hiện nhắn tin với người con gái khác nhưng không có bằng chứng cụ thể. Còn chị dâu tôi nhắn tin vợ chồng yêu thương và tôi có chụp lại được những tin nhắn đó vậy có đủ điều kiện là ngoại tình và thêm khả năng nuôi con cho gia đình tôi hay không. Trong thời gian sinh xong tới bây giờ thì có một lần chị đã ẵm con đi. Nhưng chăm sóc không tốt dẫn đến cháu ốm .Sau 4 tháng thì đưa cháu về nhà tôi và được bà nội chăm sóc rất tốt. Tôi và người nhà có sắm lắc tay cho cháu nhưng chị bán và tiêu sài. Tiền lương cũng không phụ giúp ba mẹ tôi nuôi cháu, mà chỉ do ông bà nuôi. Theo tôi tìm hiểu thì nếu cả chồng và vợ không có tư cách nuôi con thì cháu sẽ do bà nội nuôi có đúng hay không?. Xin hỏi luật sư như vậy gia đình tôi đã đủ quyền nuôi cháu hay chưa xin luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Mong nhận được phản hồi sớm nhất.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà đối với con dưới 36 tháng tuổi được quy định tại khoản 3 Điều 81 như sau:

''Xem chi tiết trích dẫn quy định''

Như vậy, theo quy định trên về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Do vây, đối với trường hợp của bạn thì khi mà cháu của bạn 20 tháng tuổi thì khi ly hôn cháu của bạn sẽ được giao cho chị dâu bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Chỉ khi mà chị dâu của bạn không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì anh hai bạn sẽ được nuôi dưỡng con.

- Về Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con

Tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

''1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật , trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể rút ngắn thời hạn này”.

Như vậy, trường hợp của bạn thì đối chiếu với quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình thì  trong trường hợp mà cả anh hai bạn và chị dâu bạn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con thì ông bà nội bạn có thể  giành quyền nuôi con từ anh hai, chị dâu.

- Về việc giám hộ cho con chưa thành niên

Tại Khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: “Trong trường hợp mà xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Như vậy, thì chỉ khi anh hai và chị dâu của bạn không đủ điều kiện để nuôi dưỡng cháu thì ông bà nội mới có quyền nuôi dưỡng con theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

''Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.''

- Quy định về hành vi ngoại tình

Để xác định hành vi ngoại tình hay không, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

...

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

..."

Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ xác định hành vi "Chung sống như vợ chồng với người khác" là vi phạm pháp luật. Do đó, để xử lý hành vi đó thì cần phải có những chứng cứ chứng minh anh trai bạn với người phụ nữ khác chung sống với nhau như vợ chồng, những nội dung tin nhắn chưa thế khẳng định được hành vi đó. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo