Luật sư Trần Khánh Thương

Chủ doanh nghiệp có phải đóng BHXH? Mức đóng là bao nhiêu?

Hiện nay, Bộ luật lao động 2019 cho phép người lao động được cùng lúc giao kết nhiều hợp đồng lao động, thậm chí chủ doanh nghiệp có thể làm việc nhiều công ty khác nhau, điều này phù hợp với nguyên tắc tự do tìm kiếm việc làm, lựa chọn nơi làm việc mà Bộ luật lao động đã quy định. Tuy nhiên, kèm theo đó là trách nhiệm tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Dưới đây là một tình huống thực tế điển hình về thắc mắc chủ doanh nghiệp có phải đóng BHXH không, mức đóng là bao nhiêu? cụ thể:

1. Giám đốc, phó giám đốc có phải tham gia BHXH không?

Câu hỏi:

Công ty em mới thành lập, hiện chỉ có 2 nhân viên cùng với 1 GĐ và 1PGĐ. Tuy nhiên, GĐ và PGĐ của công ty không làm việc thường xuyên tại công ty nhưng có hưởng tiền lương, cả 2 người đều tham gia BHXH tại 1 công ty khác có ký kết HĐLĐ trước đó. Vậy cho em hỏi, khi công ty em tham gia đóng BHXH có phải khai tên 2 người trên vào danh sách tham gia BHXH hay không, hay chỉ cần tên của 2 nhân viên đang làm việc tại công ty? GĐ, PGĐ sẽ ký với công ty loại HĐLĐ nào? em xin cảm ơn!

Giải đáp:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, với vướng mắc của bạn, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc tham gia bảo hiểm xã hội của giám đốc, phó giám đốc

Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp thì phó giám đốc và giám đốc công ty đều được hưởng tiền lương, do vậy căn cứ quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì PGĐ và GĐ công ty bạn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, PGĐ và GĐ công ty bạn đều cùng lúc làm việc tại một công ty khác và đã tham gia BHXH tại công ty đó.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

Đối chiếu với quy định nêu trên có thể thấy một cá nhân có hai Hợp đồng lao động trở lên thì chỉ có nghĩa vụ:

- Tham gia BHXH ở công ty giao kết hợp đồng lao động đầu tiên;

- Bảo hiểm y tế sẽ đóng theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao hơn;

- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì Hợp đồng lao động nào cũng phải tham gia.

Do đó, nếu Giám đốc và Phó Giám đốc có hưởng tiền lương của công ty bạn nhưng đồng thời ký hợp đồng lao động tại một công ty khác trước đó thì công ty của bạn không có nghĩa vụ tham gia BHXH cho Giám đốc và Phó Giám đốc. Tuy nhiên, về Bảo hiểm y tế thì sẽ đóng theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao hơn và Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì cả 2 công ty đều phải tham gia.

Thứ hai, về việc ký hợp đồng lao động với Giám đốc và Phó Giám đốc

Trường hợp Giám đốc và Phó giám đốc công ty được thuê thì sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với người có thẩm quyền của công ty. Về loại hợp đồng lao động, căn cứ quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động 2019, quy định về loại hợp đồng lao động như sau:

“Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”

Có thể thấy Bộ luật lao đông 2019 chỉ ghi nhận hai loại Hợp đồng lao động là Hợp đồng xác định thời hạn và Hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó, công ty ký có thể lựa chọn ký một trong hai Hợp đồng lao động trên với Giám đốc, Phó Giám đốc dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

---

2. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho giám đốc công ty thế nào?

Câu hỏi:

Giám đốc bên em hiện đang đóng mức bảo hiểm với mức lương cơ bản là 8 triệu đồng. Do giám đốc đã đóng bảo hiểm bên nước ngoài nên năm 2016 muốn không đóng. vậy em có làm được thủ tục không đóng không? Nếu bắt buộc phải đóng thì em đóng mức thấp nhất trùng với mức tối thiểu liệu có được không ạ? Nếu không  giảm mức lương thì tối đa mình được bao nhiêu?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn, Luật Minh Gia xin được giải đáp như sau:

Tại Điều 4 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc   gồm:

"1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018)…

Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam còn đối với người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được thực hiện từ ngàu 1/1/2018. Do đó, tùy thuộc vào việc giám đốc bên bạn có phải là công dân Việt Nam hay không thì bạn có quyết định việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp giám đốc bên bạn là công dân Việt Nam thì theo quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP về Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động thì:

“1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều này thì nếu giám đốc của bản đã tham gia bảo hiểm xã hội rồi thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nữa. Trong trường hợp này, bạn cần có các giấy tờ chứng minh của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc đã tham gia bảo hiểm xã hội.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo