Nguyễn Văn Cảnh

Đi nghĩa vụ quân sự có được tính thời gian đóng BHXH?

Chế độ bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh mà nhà nước dành cho người lao động có tham gia quan hệ lao động. Việc tham gia bảo hiểm xã hội là căn cứ để xem xét giải quyết một số chế độ cụ thể cho người lao động như chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, chế độ hưu trí, tử tuất.

1. Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội

Trong quá trình tiếp nhận và tư vấn pháp luật cho khách hàng bộ phận tư vấn pháp luật lao động – bảo hiểm của công ty Luật Minh Gia nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn của khách hàng liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội đặc biệt là vấn đề cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo quy định, việc cộng nối bảo hiểm đặt ra trong trường hợp người tham gia bảo hiểm có thời gian hoạt động trong quân ngũ. Việc được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm trong trường hợp này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hưởng chế độ hưu trí của các đối tượng này. Tuy nhiên, hiện nay việc cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trong trường hợp này cũng cần đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo quyền lợi của mình liên quan trong quá trình cộng nối bảo hiểm xã hội, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cụ thể các vấn đề pháp luật liên quan để chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Đi nghĩa vụ quân sự có được tính thời gian đóng BHXH?

Câu hỏi: Tôi năm nay 55 tuổi, tôi có 3 năm đi bộ đội nghĩa vụ, sau đó xuất ngũ và đi học đại học và tốt nghiệp đi làm ở doang nghiệp cổ phần (gián đoạn từ khi xuất ngũ đến khi đi làm là 6 năm). Thời gian làm việc và đóng BHXH ở doanh nghiệp là 27 năm. Xin Quý công ty giải đáp giúp:

1. Thời gian đi bộ đội của tôi có được tính khi xác định thời gian công tác đóng BHXH khi về hưu?

2. Giả sử tôi đủ điều kiện về sức khỏe để nghỉ hưu ở tuổi 55, thì tỷ lệ lương hưu của tôi được tính như thế nào?

3. Mức lương trung bình để tính lương hưu được xác định thế nào? Mức phụ cấp trong thời gian bộ đội có được quy đổi khi tính lương bình quân hay không, và quy đổi như thế nào ? (Khi ở bộ đội tôi hưởng phụ cấp hạ sỹ quan chiến sỹ, không có lương).

4. Sau khi về hưu, mức lương hưu của tôi được điều chỉnh thế nào nếu Nhà nước có chính sách điều chỉnh lương hưu? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bác. Sau đây là phần tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bác như sau:

Thứ nhất, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP quy định như sau:

“Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP

1. Chế độ bảo hiểm xã hội:

a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.

c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ)

+ Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)”.

Như vậy, theo quy định trên thì thời gian bác đi nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, mức hưởng lương hưu

Mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:

“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

…”.

Thứ ba, mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thứ tư, điều chỉnh lương hưu

Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh lương hưu như sau:

“Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.”.

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:

1. Thứ nhất: Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo Thông tư số 213/2006/TT – BQP quy định :

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội + Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài quân đội

Như vậy, bác đã có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội.

2. Thứ hai: Mức lương hưu hàng tháng.

Nếu bác 55 tuổi, bị suy giảm 61% khả năng lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì mức lương hưu hàng tháng được tính theo quy định tại điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của bác được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa không quá 75 %.

3. Thứ ba: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu

Mức phụ cấp trong thời gian bộ đội không được quy đổi khi tính lương bình quân. Căn cứ theo điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

4. Thứ tư: Điều chỉnh lương hưu

Căn cứ theo điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo