Cách tính mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH khi nghỉ hưu thế nào?
1. Luật sư tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội
Chế độ hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo một phần thu nhập của người lao động khi hết tuổi lao động. Để tính chế độ hưu trí, pháp luật bảo hiểm quy định cần phải dựa trên trung bình tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và tổng số năm đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động vẫn chưa xác định được cách tính các chế độ của bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ hưu trí nói riêng.
Do đó, nếu bạn đang có vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn có thể tham khảo Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
2. Tư vấn cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu trí
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư năm nay tôi 40 tuổi tham gia bhxh được 13 năm, theo tuổi thì tôi còn 15 nữa thì về hưu. Vậy khi về hưu tôi tham gia bhxh mới được có 28 năm (lưu ý tôi mới vào biên chế nhà nước mới được có 1 năm trước kia tôi chỉ làm hợp đồng) . Khi tôi về hưu thì hệ số lương của tôi chưa đến mức cuối của hệ số thì tôi được hưởng lương hưu như thế nào. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi xin được trả lời:
Theo quy định tại Điều 9 nghị định 115/2015/ND-CP hướng dẫn quy định Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp của bạn, thời gian vào biên chế bạn sẽ thuộc đối tượng nhận lương theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định. Vấn đề ở đây cần xác định là thời gian bạn làm việc theo hợp đồng bạn vẫn hưởng lương theo chế đô tiền lương nhà nước hay hưởng lương theo mức đơn vị thỏa thuận với bạn.
Nếu trong thời gian hợp đồng bạn nhận lương theo chế độ tiền lương nhà nước thì toàn bộ thời gian làm việc của bạn đươc xác định là hưởng lương theo chế đô tiền lương do nhà nước quy định. Căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm để tính tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm của bao nhiêu năm cuối trước khi bạn nghỉ hưu. 1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Như vậy, tiền lương bình quân sẽ tính theo hệ số lương bình quân của bạn trong thời gian các năm cuối để tính, không quan trọng hệ số lương đó đã đạt đến mức cuối hay chưa. Hệ số lương bạn cao thì mức tiền lương bình quân cao và ngược lại.
Nếu trong thời gian hợp đồng bạn làm việc hưởng lương theo mức lương do đơn vị bạn thỏa thuận với bạn thì lúc này sẽ áp dụng tính theo quy định khoản 3 Điều 9 nghị định 115/2015/NĐ-CP, tính trung bình cả hai giai đoạn.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất