Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mức hưởng lương hưu hàng tháng và cách tính lương hưu

Người lao động đã từng công tác trong quân ngũ có được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội hay không? Cách tính lương hưu trong trường hợp này như thế nào? Cụ thể về vấn đề này được Luật Minh Gia giải đáp như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm mục đích bảo đảm thu nhập cho người lao động đã hết độ tuổi lao động dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Để được hưởng chế độ hưu trí, người lao động cần phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định. Theo đó, nếu bạn có vướng mắc liên quan đến chế độ hưu trí, bạn cần tham khảo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc hỏi ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về mức hưởng lương hưu hằng tháng và cách tính lương hưu

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Tôi nhập ngũ ngày 04/8/1978, tháng 8/1987 được phong quân hàm Đại úy (thời gian hưởng lương cấp bậc Đại úy 04 năm), tháng 7/1991 tôi về phục viên (thời gian công tác trong quân đội là 12 năm 10 tháng). Từ tháng 12/1999 tôi làm cán bộ xã, đảm nhiệm chức danh Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND từ 12/1999 đến 6/2010; Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, từ tháng 7/2010 đến10/2016 (thời gian 16 năm 11 tháng); hệ số lương đang hưởng 4,24. Thời gian công tác trong quân đội đã được cộng vào thời gian tính đóng BHXH. số năm đóng BHXH của tôi tính đến hêt tháng 10/2016 là 29 năm 9 tháng. Vậy tôi muốn Công ty tư vấn Luật tư vấn giúp xem cách tính hương lương hưu của tôi như thế nào, cụ thể lấy mức hệ sô lương của quân hàm cấp bậc Đại úy là 5,4 để tính hay tính bình quân của cả hệ số lương cán bộ xã (5,4+4,24/2)? và mức lương được hưởng cụ thể là bao nhiêu? Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào bác! Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bác chúng tôi đã tư vấn như sau:

Thứ nhất, về mức hưởng lương hưu.

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi 2014 và mức hưởng lương hưu

Nếu bác nghỉ hưu vào năm 2016, có 29 năm 9 tháng (được làm tròn 30 năm), đủ tuổi thì mức hưởng lương hưu hàng tháng của bác như sau:

+ 15 năm đầu: 45% mức tiền lương bình quân tháng đóng BH.

+ 15 năm tiếp: 30% (15 x 2 ) mức tiền lương bình quân tháng đóng BH.

Tổng bác nhận được 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm hàng tháng.

Thứ hai, về mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 9 nghi định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn về mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm để tính lương hưu như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 

"1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: 

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian."

Bác làm việc hưởng lương theo hệ số nhà nước từ năm 1987 nên tiền lương bình quân đóng bảo hiểm của bác được tính trung bình 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu (từ 11/2011 đến 10/2016). Từ 11/2011 đến 10/2016 bác chắc chắn sẽ có sự thay đổi về hệ số lương. Bạn lấy hệ số lương bắt đầu từ 11/2011 nhân với số tháng hưởng lương theo hệ số đó, cộng tổng lại rồi chia cho 60 tháng.

Ví dụ: từ 11/2011 đến 10/2014 bác hưởng lương hệ số 3,99. Từ 11/2014 đến 10/2016 bác hưởng lương hệ số 4,24. Tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm của bác sẽ được tính như sau:

[(3.99 x 1.210.000 x 36) + (4,24 x 1.210.000 x 24)] / 60 = 4.948.000 đồng

Bác tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169