Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đang mang thai, vợ có quyền yêu cầu ly hôn không?

Chào luật sư. Cháu mới cưới được 6 tháng, hiện tại đang mang thai được 4 tháng và cháu muốn ly hôn. Do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mặc dù đến lúc cưới tụi cháu đã yêu nhau gần 5 năm. Cháu muốn hỏi về thủ tục ly hôn đơn phương và quyền chăm sóc, nuôi con. Cháu không cần chu cấp từ nhà chồng có được không?

Về giấy tờ, cháu có Giấy đăng ký kết hôn + Sổ hộ khẩu photo công chứng được không, vì bản gốc nhà chồng cháu đang giữ. Tụi cháu ra Quảng Ninh thuê trọ sinh sống, cháu muốn nộp hồ sơ ly hôn tại đây được không hay phải về quê chồng nộp? Cháu rất mong nhận được câu trả lời! Cháu cám ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi đã có một bài tư vấn với nội dung tương tự, bạn có thể truy cập đường link sau để tham khảo về hồ sở, thủ tục xin ly hôn đơn phương.

 

>> Thủ tục đơn phương ly hôn

 

Trường hợp bạn đang mang thai, thì chỉ bạn có quyền yêu cầu xin ly hôn đơn phương, Tòa Án sẽ xem các điều kiện để xét cho ly hôn theo yêu cầu của một bên theo căn cứ sau:

 

Luật Hôn Nhân Gia đình 2014, Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

Bạn có thể nộp đơn tại nơi Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú của chồng, nếu 2 người đang cùng cư trú tại 1 huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh thì nộp đơn tại đó.

 

Và về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, và trách nhiệm cấp dưỡng cho con sau ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con.

 

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

 

Theo đó, việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Bạn có nghĩa vụ phải tôn trọng việc thực hiện nghĩa vụ đó của người không trực tiếp nuôi con, không được cản trở. 

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo