Nông Bá Khu

Vợ không cho chồng thăm con khởi kiện được không?

Xin chào Luật sư công ty Luật Minh Gia. Tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp về cách giải quyết và khởi kiện khi vợ có hành vi hạn chế và cản trở quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể như sau:

Tôi và vợ có đăng ký kết hôn, cư, cưới hỏi, hiện tại chúng tôi có một con chung 12,5 tháng tuổi. Chúng tôi ly thân từ giữ tháng 5 năm 2016. Đầu tháng 6 vợ tôi đơn phương làm thủ tục ly hôn, cũng từ đó vợ tôi không cho tôi và gia đình tôi thăm gặp, chăm sóc con, cháu nữa.

Hiện Tòa án đang trong quá trình giải quyết . Sáng 19/8 khi Tòa hẹn chúng tôi, vợ tôi mang con đi cùng nên tôi mới được gặp con. Chiều 19/8, chúng tôi có mặt ở UBND xã nơi vợ tôi cư trú để giải quyết đơn kiến nghị của tôi về việc hòa giải, việc vợ và gia đình vợ ngăn cản, xua đuổi tôi và gia đình thăm gặp, chăm sóc con cháu. Trong biên bản có ghi rõ vợ sẽ không ngăn cản nữa.

Tuy nhiên, ngay sau đó vợ tôi vẫn có thái độ bất hợp tác bằng việc không về nhà để tôi có thể gặp con. Tôi xin hỏi trong trường hợp khi tôi qua thăm gặp cháu (đang ở cùng mẹ và ông bà ngoại) mà vẫn bị vợ và gia đình vợ ngăn cản thì tôi có thể khởi kiện không ? Tôi cần chuẩn bị những gì ? Khởi kiện tại đâu ? Tôi xin cảm ơn.

1. Một bên không cho thăm con sau ly hôn phải làm thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

- Về quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:

"1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

..."

Theo đó, căn cứ theo quy định trên thì sau khi nộp đơn xin ly hôn và đã giải quyết xong thủ tục ly hôn cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc con cái của mình. Do đó vợ và gia đình bên vợ của bạn không có quyền ngăn cản việc bạn sang thăm nom và chăm sóc con. Việc vợ và gia đình nhà vợ ngăn không cho bạn gặp con và chăm sóc con là vi phạm pháp luật.

- Về xử phạt hành vi ngăn cản chăm sóc, nuôi dưỡng con

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ - CP có quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữ vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:

"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Do vậy, căn cứ  theo quy định nêu trên thì bạn không phải tiến hành việc khởi kiện, vì hành vi của vợ và gia đình nhà vợ bạn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó mức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi. 

Trong trường hợp này, nếu không thể giải quyết bằng biện pháp tình cảm thì bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của UBND cấp xã bằng việc gửi đơn Trình báo sự việc/ Đơn tố cáo đến Công an xã để Cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhắc nhở và nếu cần thiết là xử lý hành vi vi phạm này. 

- Về quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Trong trường hợp sau khi hai bạn đã hoàn tất việc ly hôn thì cả hai người cần tuân thủ quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi lý hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Xem quy định về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con"

- Về quyền thăm gặp con sau ly hôn

Quy định quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 83 Luật Hôn Nhân và gia đình 2014) chi tiết như sau:

"Xem trích dẫn quy định pháp luật"

Trường hợp sau khi có bản án ly hôn, phân định rõ ai là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con thì nếu một trong 2 bên không chấp hành bản án hoặc có hành vi cản trở, hạn chế quyền thăm nuôi con thì một trong hai bên đều có quyền Yêu cầu thi hành án đến Cơ quan thi hành án để Chấp hành viên yêu cầu các bên thực hiện theo đúng Bản án mà Tòa án đã tuyên.

---

2. Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn quy định thế nào?

Câu hỏi:

Nhờ luật sư tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn như sau: Vợ chồng cháu mới xảy ra mâu thuẩn. Cháu có đánh cô ấy. Sau cô ấy về nhà ba mẹ ở. Mới trong khoảng 2 tuần nay. Chạ nhận ra lỗi lầm của mình. Có đến gặp mặt xin lỗi vợ và bố mẹ vợ vài lần rồi. Mong vợ về để lo làm ăn kinh tế nuôi con. Nhưng cô ấy không chịu  về và nằn nặc đòi ly hôn.

Chúng cháu có 1 con nhỏ 16 tháng. Cháu cũng đã tìm hiểu về luật hôn nhân thấy ưu tiên cho mẹ nuôi nhưng bên mẹ điều kiện kinh tế mọi mặt đều không bằng cháu. Cháu muốn hỏi khi ra tòa cháu có được quyền nuôi con không ạ ? Nếu không được thì đến khi nào cháu có thể tiếp tục nhờ tòa giải quyết cho cháu được nuôi con? Cháu xin chân thành cảm ơn ạ

Trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định:

Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn''

Theo đó, hiện nay khi con dưới 36 tháng tuổi, nếu hai bên cha mẹ không thỏa thuận được mà nhờ Tòa phân xử, thì chỉ giải quyết cho cha nuôi trong trường hợp mẹ không có đủ khả năng để trực tiếp nuôi con.

Do đó hiện nay vợ chồng anh đã sử dụng mẫu đơn xin ly hôn theo quy định và gửi hồ sơ giải quyết tại tòa án anh sẽ gặp bất lợi nếu tranh giành quyền nuôi con với vợ trước Tòa. Vì vậy hiện nay nếu muốn nuôi con thì anh có hai cách:

(1) Thỏa thuận với vợ để anh là người trực tiếp nuôi con, hoặc

(2) Chờ đến khi con đủ 36 tháng tuổi mới ly hôn vì vào thời điểm đó khi phân xử quyền nuôi con Tòa sẽ căn cứ vào điều kiện mọi mặt của cả hai vợ chồng, ai chứng minh được điều kiện mọi mặt của mình tốt hơn thì để con cho người đó nuôi. 

Nếu hiện nay hai vợ chồng được giải quyết ly hôn luôn và trong bản án/quyết định của Tòa xác định vợ anh là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, thì sau này nếu muốn giành lại quyền nuôi con anh cần làm thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có đủ căn cứ như trong bài tư vấn trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo