Luật sư Vũ Đức Thịnh

Căn cứ xác định quyền nuôi con sau ly hôn

Luật sư tư vấn miễn phí về việc quyền yêu cầu ly hôn và điều kiện giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định hiện hành.

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất - Căn cứ xác định quyền nuôi con

Em và chồng kết hôn năm 2012, có 2 con chung 1 cháu sn 12/2012, 1 cháu sn 5/2016. Chồng em thường xuyên có quan hệ bất chính với những người phụ nữ khác và về đòi ly hôn. Khi e mang thai cháu t2 bắt e đi phá thai để ly hôn nhưng e ko làm theo. Vậy nên trong quá trình e mang thai ko hề quan tâm chăm sóc còn liên tục bắt e đứng đơn ly hôn. Bây giờ sinh cháu xong luôn khủng bố e về tinh thần nên e đồng ý đứng đơn ly hôn. E muốn giành quyền nuôi cả 2 con xin luật sư tư vấn giúp em. E làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân công việc và thu nhập ổn định. Tgian làm việc thoải mái có tgian chăm sóc con. Ngoài ra e còn làm thêm bên ngoài có thu nhập tốt. Chồng em là quân nhân tại đơn vị chiến đấu không thể mang con đi cùng và cũng ko có tgian chăm con. Bây giờ e và 2 con cùng ở nhà ngoại. Luật sư tư vấn giúp trường hợp của em có thể giành nuôi 2 con được ko ah? Em xin chân thành cám ơn. Mong luật sư hồi âm sớm ah!

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quyền nuôi con và điều kiện giành quyền nuôi con

Đối với con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con đương nhiên thuộc về người mẹ. Đối với con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì 2 vợ chồng cần chứng minh xem ai nuôi con tốt hơn. Những vấn đề chứng minh bạn có thể tham khảo trong bài viết của chúng tôi.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai: Em năm nay 27 tuổi kết hôn đc 4 năm và có cô con gái hơn 3 tuổi. Em xin trình bày vắn tắt như thế này: cách đây 3 năm thì cuộc sống vợ chồng em khó khăn nên chồng em đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Lúc đó con gái em đươc 6 tháng, thời gian đầu chồng em và em vân tình cảm dù ở xa nhưng dần dần chồng em và em ít nói chuyện hơn rồi thường xuyên xảy ra mâu thuẩn. Nhưng chồng em thời gian đó vẫn gửi tiền về cho em cà con em. Hơn 1 năm trở lại đây chồng em và em xem như ko liên lạc gì chồng em cũng không gửi tiền về cho mẹ con em nữa mình em phải tự xoay xở nuôi con. Trong thời gian đó chồng em cứ bảo em ra toà ly hôn nhưng vì chồng em ở nước ngoài và là lao động bất hợp pháp (chồng em sang đài đc 1 tháng thì bỏ ra ngoài) nên ko giải quyết được. Tháng 5 vừa rồi em có quen 1 người bạn họ cũng nói thương em (vợ họ đã mất) nhưng em chưa ly hôn chúng em có chụp chung vài tấm hình cũng chỉ khoác tay và dựa vào vai ho thôi, nhưng người đó biết pass facebook của em và đã đưa ảnh em lên facebook. Đến tháng 7 vừa rồi em đi xuất khẩu sang Đài giờ chồng em bảo về. Luật sư cho em hỏi là nếu theo pháp luật những bức ảnh em chụp chung với bạn có bị cho là ngoại tình ko? Và giờ em sang Đài rồi chồng em vê có được quyền đón con em về nuôi ko? (em ko muôn chồng em đụng đến con em) điều đặc biệt là con gái em không biết mặt bố và chồng em trong hơn 1 năm ko gửi tiền nuôi con. Nếu chồng em về mà làm thủ tục ly hôn em có bất lợi gì không? Con gái em giờ gửi cho chị gái em và ông bà ngoại nuôi dùm. Vì giờ e ở xa không làm về ly hôn được liệu em có bất lợi gì không? 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ ba - Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Trước hết tôi xin kính chào các anh chị tư vấn, cảm ơn các anh/chị đã dành thời gian để tư vấn cho tôi.Tôi năm nay 28 tuổi, đã lấy chồng và có con 27 tháng tuổi. Tôi quê Bắc Ninh, lấy chồng quê Thanh Hóa và đã chuyển hộ khẩu về quê chồng. Sau khi cưới chúng tôi ở trọ tại Hà Nội. Sau  đó chúng tôi ly thân khi con 15 tháng tuổi. Tôi và chồng đã li thân được 1 năm và chồng chuyển về Thanh Hóa sống được 8 tháng, còn tôi làm tại Hà Nội.Chồng tôi trước khi chuyển về HN thì làm công  việc văn phòng lương 4 triệu/tháng, còn tôi lương 7 triệu/tháng, sau khi li thân gia đình chồng có xin cho chồng về quê làm ngân hàng với mức lương 7 triệu/tháng, còn tôi lương 8 triệu/tháng, nhưng tôi vẫn đang ở nhà thuê còn chồng thì ở tại nhà của bố mẹ.3 tháng trước chồng tôi có đưa con về Thanh Hóa với lý do về thăm ông bà nội 1 thời gian rồi sau đó tôi sẽ lại đón ra. Đáng nhẽ theo như kế hoạch trước thì tết âm này tôi sẽ đón con ra Hà Nội ở với mình. Nhưng tôi có phát hiện chồng mình tìm luật sư để ly hôn với tôi và đòi quyền nuôi con nhỏ. Anh/chị có thể tư vấn cho tôi biết để làm thế nào tôi có thể chủ động ly hôn và chắc chắn được quyền nuôi con không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn anh chị và mong nhận được tư vấn sớm nhất từ các anh/chị.-- 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn

Khi ly hôn, nếu hai bên vợ chồng thỏa thuận được về vấn đề nuôi con thì tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Theo nguyên tắc, con dưới 36 tháng do người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. 

Nếu tại thời điểm mở phiên tòa xét xử, người con chưa đủ 36 tháng tuổi mà chị có mong muốn trực tiếp nuôi con thì chị phải chứng minh rằng mình đáp ứng được các điều kiện cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu để có thể trực tiếp nuôi con: thu nhập ổn định, chỗ ở hợp pháp, thời gian chăm con,...

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Luật sư trực tuyến )

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo