LS Trần Liên

Tư vấn tội cố ý gây thương tích

Kính thưa luật sư !Gia đình tôi vừa gặp một chuyện như sau, tôi rất mong muốn được luật sư tư vấn và giúp đỡ chúng tôi.

 

Nội dung yêu cầu: Hôm trước , vào lúc 7h sáng khi chồng tôi( Đ) đang ngồi gịăt quần áo ở sân trước nhà thì có làm vương vãi 1 ít nước ra ngõ đi chung. Thấy vậy, ông N( là chú của tôi) liền chửi bới chồng tôi và dùng gạch đá ném vào trong sân nhà tôi. Chồng tôi liền điện thoại cho bố đẻ của tôi ( ông T) vào nói chuyện với chú vì nghĩ rằng người lớn nói chuyện với nhau sẽ dễ hơn, dù gì bố cũng là anh của chú.Khi bố tôi vào thì giữa bố tôi( T) và  chú (N) xảy ra cãi vã dẫn đến đánh nhau. Thấy vậy bác của tôi ( là anh của bố và chú) là ông L, xông vào ôm bố tôi từ sau lưng để chú tôi có cơ hội dùng gậy và gạch tấn công bố tôi. Khi nghe thấy tiếng bố tôi kêu lên : “ Đ ơi! Ông L giữ bố để cho ông N đánh  rồi “. Chồng tôi ở trong nhà chày ra ngõ thì thấy hiện trường như vậy, chồng tôi( Đ) liền ra can. Lôi tay bác ra để cho bố tôi chạy tránh đòn của chú, trong lúc vùng vẫy, tay của bố tôi có húc vào bụng củac bác.Can 3 người xong, thấy bố tôi bị thương khá nặng vào đầu và mắt, gia đình tôi vội đưa bố tôi vào bệnh viện. Cùng lúc đó bác tôi cũng kêu đau bụng vào viện, bác sĩ  kết luận bác tôi bục dạ dày phải mổ , nhưng bác sĩ mổ hôm đó chuẩn đóan rằng :” Bác bị bệnh cũ tái phát chứ không phải do đánh nhau”.Nhà bác tôi đâm đơn kiện chồng tôi ( Đ) va nói rằng do Đ dùng chân đạp vào bụng bác. Hôm sau, CA xã triệu tập chồng tôi lên lấy lời khai, công an viên do được nhà bác tôi “ nhờ cậy” nên khi hỏi cung đã có nhiều tình huống không công bằng chấp chính, dẫn dắt hòng bắt nhà tôi phải nhận tội mà chúng tôi không lam.Họ còn bắt chồng tôi ký tên vào nhiều giấy tờ như thể chồng tôi là tội phạm. Chẳng lẽ chỉ vì ra can các bậc cha chú mâu thuẫn mà người ta lại vu oan cho chồng tôi .Anh con dể nhà bác tôi ( ông L) còn bóng gió nói đe dọa chồng tôi là :“ Nhà anh ấy có quyền, có tiền, co quan hệ…nếu chung tôi không nhận tội, bồi thường cho bác thì anh ấy sẽ đưa bác tôi đi giám định sức khỏe làm sao để cho bác ấy mất thật nhiều % vì anh ấy có tiền để quan hệ. Anh ấy còn bảo sẽ không nương tay với chúng tôi.Mặt khác gia đình bác còn tìm những người làm chứng có thể gây bất lợi cho chồng tôi nữa.Chúng tôi là dân lao động nghèo, tôi hoang mang lắm luật sư ơi, tôi chẳng biết trông cậy vào đâu cả. Chẳng lẽ công lý không bao giờ có được với người nghèo chúng tôi. Xin luật sư cho tôi biết, tình huống xấu nhất có thẻ xảy ra với chồng của tôi và bố tôi là gì ?Rất mong luật sư thương tình mà giúp đỡ gia đình tôi, để trong thời gian tới tôi biết tôi sẽ phải làm gì mà tránh những hậu quả xấu nhất mà họ mang đến cho gia đình tôi.

 

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác như sau:

 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Có tổ chức;

 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

…”

 

Theo quy định của pháp luật, người nào cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 thì bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích.

 

Tuy nhiên, ngoài các dấu hiệu thuộc mặt khách quan như hành vi cố ý gây thương tích; hậu quả là tỷ lệ thương tật thì Cơ quan tiến hành tố tụng cần chứng minh cố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tức, hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra hậu quả trên thực tế.

 

Chị có trình bày: "cùng lúc đó bác tôi cũng kêu đau bụng vào viện, bác sĩ kết luận bác tôi bục dạ dày phải mổ, nhưng bác sĩ mổ hôm đó chuẩn đóan rằng :” Bác bị bệnh cũ tái phát chứ không phải do đánh nhau". Đây thực sự là nguồn chứng cứ quan trọng để xác định hậu quả bục dạ dày có phải do hành vi của chồng (Đ) có gây ra để truy cứu TNHS (nếu đủ dấu hiệu của tội phạm). Bởi, nếu có căn cứ chứng minh hậu quả là do bệnh lý, tức chẩn đoán của bác sĩ có cơ sở thì chồng chị (Đ) không phải chịu trách nhiệm với hậu quả trên.

 

Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Lời khai của người làm chứng như sau:

 

“1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.

 

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”

 

Điều 98 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Lời khai của bị can, bị cáo như sau:

 

“1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

 

2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

 

Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”

 

Điều 214 quy định về quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định như sau:

 

“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

 

2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.

 

3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.

 

4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

 

Điều 210 quy định về giám định bổ sung như sau:

 

“1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:

 

a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;

 

b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.

 

2. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.

 

3. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.”

 

Chiểu theo các quy định trên, trường hợp có cơ sở chứng minh người tiến hành tố tụng có những hành vi trái quy định của pháp luật thì chồng của chị (Đ) hoặc những người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền khiếu nại.

 

Đối với những người làm chứng, nếu có cơ sở lời khai của những người làm chứng là bịa đặt hoặc kết quả trưng cầu giám định pháp y có dấu hiệu vi phạm thì gia đình có quyền trình bày quan điểm và yêu cầu giám định lại; giám định bổ sung.

 

Trân trọng!

CV. Trần Liên - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo