LS Vũ Thảo

Hỏi trường hợp bị truy cứu về tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có

Cháu chào luật sư. Tên cháu là P, cháu muốn nhờ luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu có mở một cửa hàng nhỏ để kinh doanh và sửa chữa vàng bac.Cháu mới làm được 6 tháng thì vào khoảng đầu tháng 3-2016 thi có một người đến bán cho cháu một chiếc đồng hồ đeo tay.

 

Cháu thử thì thấy có vàng và cháu có nói với vị khách đó là không biết bên trong có là vàng không, nếu muốn bán thì phải nấu chảy ra, nếu là vàng thì sẽ mua không thì thôi. Và vị khách đồng ý để cháu nấu. Nấu xong cháu thử thấy là vàng nên cháu đã mua với giá 19 triệuvà cháu có hỏi là đồng hồ ở đâu thì vị khách nói là mua được đem bán cho cháu. 2 ngay sau vị khách đó lại mang ra cái nữa.và cháu cũng làm như cái đầu, nấu chảy ra và mua với giá 18 triệu. Và vài ngày sau lai mang ra cho cháu 2 cái nữa, cháu cũng làm tương tự và mua với giá 15 và 13 triệu.Tổng cộng cháu mua 4 cái và 4 cái cục vàng cháu nấu chảy đó cháu đem bán 3 cục được 127 triệu.( trong đó có cả vàng của cháu nấu lẫn vào).và 2 tuần sau công an dẫn một người đến cửa hàng cháu nói đó là ăn trôm và 4 chiếc đông hồ cháu mua là tang vật của vụ trôm. Và tại cửa hàng của cháu công an thu lai được một cục vàng ( cháu nấu từ một cái đông hồ). Và 4 cái mặt kính đồng hồ, công an mời cháu lên để làm viêc. Đây là lần đầu bị công an bắt nên cháu rất sợ và cháu cũng đã khai báo đầy đủ, mua bán như thế nào, bán ở đâu cháu khai đầy đủ và công an dẫn cháu đi đến chỗ cháu bán vàng để thu lại số vàng cháu đã bán. Nhưng không thu được mà chỉ thu lại được biên lai mua bán trong đó có ghi số tiền mua bán. Và cháu bị khởi tố bị can về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại điều 250 bộ luật hình sự. Viện kiểm sát đã ra cáo trạng truy tố cháu khoản 3 điều 250. Vì thu lời bất chính trên 50 triệu. Nhưng thực chất không đến 50 triệu vì trong đó có cả vàng của cháu nấu cùng nũa. Nhưng số vàng mà cháu nầu cùng lại không được công nhận vì nói cháu không có chứng cứ đế chứng minh.mà trong khi đó số vàng cháu bán cũng không thu được,không chứng minh được nó là của cái đồng hồ. Cái thằng ăn trộm bị truy tố khoản 2 và nó là đầu vụ. Luật sư cho cháu hỏi cháu bị truy tố khoản 3 có đúng quy định pháp luật không và số vàng cháu nấu cùng không được công nhận có đúng không. Và cái biên lai mua bán đó có được coi là bằng chứng hoặc căn cứ để truy tố không.( 4 chiếc đồng hồ đó bị hại không có giấy tờ gì) bị hại yêu cầu bồi thường 3 tỷ thì cháu có phải bồi thường không. Và cháu cần phải làm gì để tự bào chữa cho mình vì khi  mua cháu không biết đó là tài sản trộm cắp và cũng không xúi giục trộm cắp, không bao che tội phạm. Cháu xin cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

 

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

 

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

 

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

 

đ) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

 

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

 

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

 

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

 

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

 

Như vậy, một người khi không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có mà vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Dấu hiệu quan trọng quyết định ở đây là: người phạm tội phải biết rõ về nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản  được chứa chấp, tiêu thụ. Tuy nhiên, trường hợp của bạn, bạn không biết rõ 4 chiếc đồng hồ do người kia trộm cắp mà có. Đồng hồ là động sản không cần có giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, do vậy không đặt ra vấn đề phải biết rõ chủ sở hữu thật sự của những chiếc đồng hồ này là ai. Chính vì vậy, khi có người đến cầm đồ nhưng bạn không biết rõ đó là tài sản có được bất hợp pháp nên đã đem đi tiêu thụ thì không đủ căn cứ để khởi tố bạn theo quy định nêu trên.

 

Thứ hai, việc bạn nói trong số vàng bạn nấu có cả số vàng của bạn thì bạn cần phải có chứng cứ chứng minh. Ví dụ như bạn chứng minh được lượng vàng bạn lấy ra được từ 4 chiếc đồng hồ là bao nhiêu và lượng vàng thực tế đã nấu là bao nhiêu thì có thể chứng minh lượng vàng còn lại sau khi trừ đi lượng vàng từ 4 chiếc đồng hồ là của bạn.

 

Thứ ba, theo như bạn nói người bị hại nói là chủ sở hữu của 4 chiếc đồng hồ bị lấy cắp thì bị hại cần phải có giấy tờ hoặc tài liệu khác chứng minh 4 chiếc đồng hồ đó thuộc sở hữu của anh ta.

 

Thứ tư, về yêu cầu đòi bồi thường của bị hại. Hành vi của bạn không đủ căn cứ để cấu thành tội phạm, do đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Vấn đề này sẽ được giải quyết theo những quy định của Bộ luật dân sự.

 

Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình như sau:

 

“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

 

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

 

Trường hợp này, bạn là người chiếm hữu ngay tình. Bạn mua lại tài sản do bị lấy cắp nên chủ sở hữu thực sự của tài sản bị lấy cắp có quyền đòi lại tài sản do bạn chiếm hữu là 4 chiếc đồng hồ. Tuy nhiên, bạn đã nấu vàng trong 4 chiếc đồng hồ, do vậy chủ sở hữu tài sản có quyền yêu cầu bạn phải bồi thường khoản tiền hợp lý với tài sản bị đánh cắp. Việc bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận và đưa ra mức đền bù hợp lý. Việc chủ sở hữu yêu cầu bạn bồi thường 3 tỷ thì không có căn cứ, bạ có thể từ chối yêu cầu đó và thỏa thuận khoản thời thường hợp lý.

 

Trân trọng!

Trịnh Hoa - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo