Luật gia Nguyễn Nhung

Đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu thế nào?

Nhờ luật sư tư vấn về trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn lại như sau: Tôi sinh ngày 31/8/195x đến ngày 31/8/201x tôi đủ 60 tuổi. Tôi đã có sổ BHXH, thời gian tham gia BHXH là 16 năm, còn thiếu 4 năm nửa mới đủ 20 năm. Nay tôi muốn đóng Bảo hiểm tự nguyện 4 năm còn lại để được hưởng chế độ hưu trí. Vậy theo quy định mới tôi có thể đóng 1 lần không và mức đóng cũng như cách tính lương hưu thế nào. Mong luật sư trả lời.

1. Tư vấn quy định về tham gia BHXH để hưởng lương hưu

Trả lời:

Chào bác, cảm ơn bác đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin tư vấn trường hợp này của bác như sau:

- Về điều kiện hưởng lương hưu

Tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

“ Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”

Như vậy, khi người lao động đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm thì có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm.

- Mức đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu

Mức đóng và phương thức đóng được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.”

- Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ngoài ra thì tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện hướng dẫn cụ thể phương thức đóng như sau:

“Điều 9. Phương thức đóng

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”

Theo đó, trường hợp của bác còn thiếu 4 năm đóng bảo hiểm thì có thể đóng một lần theo Điểm đ  quy định trên.

Mức đóng đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau thì được quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:

“Điều 10. Mức đóng

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.”

Như vậy, mức đóng trong trường hợp của bác được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước và chiết khấu lãi suất theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng.

- Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH

Về cách tính lương hưu được quy định tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“Điều 11. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

 =

Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

 +

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 x

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

 

 

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

 +

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng của bác sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

---

2. Tham gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào văn phòng tư vấn pháp luật, xin vui lòng giải đáp cho tôi một thắc mắc về việc đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu. Năm nay em gái tôi 46 tuổi, đã làm việc tại bệnh viện được 16 năm và vừa mới nghỉ việc cuối tháng 6/201x.

Vậy nếu em gái tôi tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thêm 4 năm nữa cho đủ tiêu chuẩn 20 năm nhưng vẫn chưa đến tuổi về hưu (bốn năm nữa thì em tôi mới được 50 tuổi, thiếu 5 năm mới đến tuổi hưu) thì có được hưởng lương hưu không hay phải đóng BHXH tự nguyện đến tuổi 55? Xin chân thành cám ơn

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

Tư vấn quy định về tuổi về hưu

Mức đóng, mức hưởng khi đóng một lần bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo đó, để về hưu, em gái anh/chị phải đáp ứng đủ cả hai điều kiện về số năm tham gia BHXH và điều kiện về tuổi (hoặc điều kiện về suy giảm khả năng lao động hoặc số năm công tác trong ngành nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm nếu có). Đến thời điểm đóng đủ BHXH 20 năm, nếu em gái anh/chị chưa đáp ứng đủ các điều kiện để về hưu thì có thể ngừng đóng và chờ đến tuổi để về hưu, không bắt buộc phải tiếp tục đóng tự nguyện đến khi đủ tuổi, việc em gái anh/chị đóng tiếp sẽ chỉ giúp tăng mức hưởng lương hưu khi em gái anh/chị về hưu. 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo