Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chưa ly hôn nhưng chồng, vợ không cho gặp con làm thế nào?

Luật sư tư vấn về việc tranh chấp nuôi con khi chưa ly hôn trong trường hợp nếu như chồng mang con về nhà chồng và không cho vợ gặp con thì phải làm thế nào? Luật hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về vấn đề này thế nào? Qua bài viết dưới đây Luật Minh Gia tư vấn chi tiết như sau:

1. Chưa ly hôn nhưng một bên không cho gặp con phải làm thế nào?

Câu hỏi:

Em muốn nhờ các anh chị tư vấn về việc giành nuôi con trước ly hôn, do chờ làm thủ tục ly hôn. Cụ thể vụ việc như sau:

Chị gái em đã kêt hôn và đã có con chung là 10 tháng tuổi, nhưng dạo gần đây do mâu thuẫn gia đình khá sâu sắc nên không thể chung sống cùng nhau nên chị gái em đã đưa cháu nhỏ về nhà ngoại chăm sóc. Gia đình nhà chồng chị ấy liên tục đòi giành lấy cháu về nuôi, gần đây nhất là chiều hôm qua gia đình anh ta đã tổ chức rất nhiều người lên gây gổ với các thành viên trong gia đình em và đã giành được cháu bé và bỏ chạy.

Chị gái em cũng đã làm thủ tục xin ly hôn đơn phương nhưng do thời gian chờ đợi khá lâu khoảng 4-6 tháng mà cháu nhỏ còn đang trong thời gian bú mẹ nên gia đình không yên tâm khi để cháu xa mẹ. Chị gái em không dám về dưới nhà chồng vì sợ lại bị đánh dập như trước, nên em muốn anh chị trong diễn đàn tư vấn giúp e làm sao hiện tại đón được cháu về với mẹ của cháu và phải nhờ tới những tổ chức nào để có thể can thiệp vào vụ việc này cho cháu vè với mẹ trong thời gian chờ tòa án giải quyết ly hôn.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị rất nhiều, và mong ý kiến tư vấn giúp em nhanh chóng.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, Câu hỏi của bạn Luật Minh Gia trả lời như sau:

Về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con

Khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:

“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Về vấn đề chăm sóc con chưa thành niên thì cha và mẹ đều có quyền ngang nhau. Pháp luật hiện hành không có quy định nào về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn. Tuy nhiên chị bạn có thể thỏa thuận với gia đình chồng về việc ai là người trực tiếp chăm sóc con trong thời gian chờ đợi Tòa án thụ lý đơn xin ly hôn và giải quyết thủ tục ly hôn.

Về hành vi ngược đãi, đánh đập trong quan hệ hôn nhân gia đình

Nếu gia đình chồng của chị bạn có hành vi đánh đập, ngược đãi chị bạn thì chị bạn có thể nhờ tới các đoàn thể, tổ chức ví dụ tổ dân phố, hội phụ nữ...nhờ họ khuyên giải gia đình chồng giao con cho mẹ chăm sóc vì cháu còn quá nhỏ, rất cần có sự chăm sóc của người mẹ, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chị bạn thì có thể báo ra cơ quan công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của những người đó nếu hành vi của họ cấu thành tội phạm hoặc xử lý vi phạm hành chính và buộc bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng gia đình chồng ngược đãi cháu bé, chị bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  tại Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 115. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ.

Việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó”

2. Chia tài sản chung vợ, chồng và quyền nuôi dưỡng con quy định thế nào?

Câu hỏi:

Mẹ em và bố dượng có chung sống với nhau 9 năm và có với nhau 1 đứa con (nay đã 8 tuổi), nhưng do bố dượng suốt ngày chửi bới, không chịu làm lụng, xúc phạm nhân phẩm mẹ em, thậm chí còn dọa giết nên mẹ em muốn ly dị.

Mẹ em đang có tên trong sổ hộ khẩu cùng bố dượng và 1 con riêng của bố dượng (trên 20 tuổi nhưng không chịu làm lụng chỉ ở nhà ăn bám) và 1 con chung của 2 người(8 tuổi). Sau thời gian chung sống mẹ em biết được bố dượng trộm tiền của mẹ em đi gửi tiết kiệm riêng rất nhiều nhưng lại không có bằng chứng (bố dượng đã về hưu, lương được gần 10 tr/1 tháng, còn mẹ em thì buôn bán tiểu thương, lương không ghi nhận nhưng thu nhập thường dao động 30-50tr/1 tháng).

Sau khi bố nghỉ hưu bố đi làm cùng mẹ nhưng lại không tiêu chung mà lén ăn trộm tiền đó đi gửi tiết kiệm riêng. Gần đây mẹ em thấy tiền hụt đi nhiều mới biết là đã có kẻ lấy trộm. Và người biết mở két chỉ có mẹ, hóa ra bố cũng biết mở nhưng lại nói với mọi người là không biết mở. Em và em gái em là con riêng của mẹ nhưng không có trong hộ khẩu với mẹ em, hiện em đang tự lập trên HN còn em gái em thì sống chung với mẹ và bố dượng. Quá trình chung sống đã xây 1 ngôi nhà 2 tầng, cùng rất nhiều đồ đạc mua sắm trong nhà đều mang tên bố dượng.

Vậy cho em được hỏi là nếu ly dị thì mẹ em có được phân chia nhà, tài sản trong nhà và quan trọng nhất là số tiền tiết kiệm của bố dượng em (số tiền đã lấy của mẹ em nhưng không chứng minh được ông ấy đã lấy) và con chung 8 tuổi thì ai sẽ được quyền nuôi. Những tài sản mà em (con riêng của mẹ không có tên trong hộ khẩu của mẹ và bố dượng) đang sở hữu có liên quan gì đến cuộc ly dị kia không. Em xin chân thành cảm ơn quý công ty đã tư vấn cho em! Trân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về chia tài sản chung vợ, chồng sau ly hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về xác định tài sản chung vợ, chồng. Cụ thể như sau:

"Xem quy định về tài sản chung vợ chồng"

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp thực tế của bạn thì toàn bộ tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung vợ, chồng (gồm: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất, đăng ký xe,

Riêng đối với sổ tiết kiệm thì Dượng bạn phải chứng minh được tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền có trước khi kết hôn, hoặc trong kết hôn từ tài sản riêng của mình. Trường hợp, không chứng minh được thì mặc dù Dượng bạn là người đứng tên nhưng sổ tiết kiệm lại được lập trong thời kỳ hôn nhân nên vẫn xác định là tài sản chung. Do đó, sau ly hôn toàn bộ tài sản này vẫn sẽ mang ra để được phân chia theo thỏa thuận của mẹ và Dượng bạn, trường hợp không thỏa thuận được thì khởi kiện Tòa án để được giải quyết. 

Theo đó, tài sản chung sẽ được giải quyết trên nguyên tắc theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân gia đình như sau:

"Xem trích dẫn Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn"

- Về quyền nuôi con sau ly hôn

Theo quy định tại luật Hôn nhân và gia đình về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Theo đó, việc mẹ hay dượng bạn sau ly hôn ai sẽ được dành quyền nuôi đối với cháu 8 tuổi này thì phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí tự nguyện của cháu. Do đó, nếu cháu lựa chọn ở cùng mẹ thì Tòa án sẽ căn cứ vào ý chí mong muốn đó để trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cho mẹ bạn nuôi. Trường hợp, cháu lựa chọn ở cùng bố thì Tòa sẽ giao cho người bố trực tiếp nuôi.

Đối với tài sản riêng của của bạn sẽ không liên quan gì tới tài sản chung của bố, mẹ nên khi họ tiến hành thủ tục ly hôn thì tài sản này không bị mang ra để chia mà vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169