Luật sư Vũ Đức Thịnh

Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

Luật sư tư vấn miễn phí về việc ly hôn giữa hai vợ chồng và điều kiện để giành quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn và các vấn đề về chia tài sản, thỏa thuận tài sản khác khi giải quyết ly hôn như sau:

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất - Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?

Em xin chào luật sư ,e tên long đã lấy vợ được 5 năm ,hiện e đã có 2 con trai một bé 4 tuổi và 2 tuổi rưởi ,vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu mà vợ em đã đòi li hôn nhiều lần , mặc dù em cố gắng níu kéo cuộc hôn nhân nhưng đều vô vọng nên nay phải làm đơn ly hôn, em muốn hỏi về việc nuôi con vì kinh tế gia đình em ổn định và có điều kiện hơn gia đình vợ em mà cô ấy cứ đòi bắt một đứa trong khi kinh tế của cô ấy không đủ điều kiện để chăm sóc con vì từ lúc sinh con thì mẹ em là người nuôi dưỡng và chăm sóc hai đứa nhỏ nhiều hơn cả trong khi đó bên ngoại chưa hề chăm sóc hai bé dược ngày nào vả lại gia đình cô ấy về nhà cửa và đặc thù công việc của cô ấy đi làm suốt không thể nào chăm sóc con được mà cô ấy đòi quyền nuôi con em không chấp nhận vì vậy em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em liệu ra toà em có được toàn quyền nuôi con không ạ vì gia đình em đủ điều kiện cả về kinh tế lẫn người chăm lo nuôi dưỡng cho hai bé bên cô ấy ba thì bị mù mẹ thì đã già nhà cửa thì gần kênh rạch rất dễ dẫn đến tai đan vì hai đứa con em rất hiếu động mong luật sư cho em câu trả lời ạ! Em chân thành cảm ơn !

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
 

Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Khi giải quyết tranh chấp về vấn đề giành quyền nuôi con thì TAND sẽ dựa theo nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con (trường hợp mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; không đủ điều kiện  về sức khỏe;...).

 

Trường hợp của anh, đối với đứa con 4 tuổi thì TAND sẽ xem xét các điều kiện về kinh tế, về chỗ ở hợp pháp; thời gian chăm sóc con; các điều kiện khác... Xét thấy ai có thể đáp ứng cho con tốt hơn thì TAND sẽ giao con cho người đó nuôi. Đối với đứa con 2 tuổi theo nguyên tắc thì người vợ sẽ được ưu tiên nuôi con, tuy nhiên nếu anh đưa ra được những căn cứ chứng minh rằng người mẹ không đủ khả năng để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con, không đủ khả năng để chăm soc, trông nom con thì TAND sẽ xem xét cho người cha được quyền nuôi cháu.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

====================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Tư vấn về chi tài sản, quyền nuôi con và quyền ly hôn.

Kính chào luật sư.Chồng tôi 33 tuổi. Hiện nay chúng tôi có 1 bé trai 28 tháng tuổi. Từ tháng 6/2015 tới nay chúng tôi có mua chung cư và mượn tiền ngân hàng 495 triệu. Nhưng hơn 1 năm nay tình cảm vợ chồng không còn, đã rất nhiều lần chúng tôi gây gổ và muốn ly hôn nhưng vì thương con tôi cố gắng chịu đựng cộng vs gia đình tôi ko cho phép ly hôn nên cuộc sống tôi rất ngột ngạt, khó chịu.Chồng tôi làm xây dựng đi công trình suốt, có khi 3,4 ngày mới về, cũng có khi cả tháng. Đặc điểm của chồng tôi là rất hay nhậu, đi nhậu 12h đêm mới về là chuyện bình thường, nhưng 1lan nhậu về là chửi bới, đòi đánh tôi. Chồng tôi còn đi gái ở ngoài, bằng chứng là bị bệnh lậu mang về. Chồng tôi xin tôi tha thứ và hứa sẽ sửa đổi nhưng đâu vẫn vào đó, vẫn bản chất cũ. Sống thì rất luộm thuộm, bầy hầy, đi làm về ôm tivi, điện thoại thậm chí chơi vs con cũng chờ nhắc mới chơi. Đi làm ngày lễ tết ko nghỉ, lương 1 tháng được 9trieu đồng, chồng tôi đóng tiền vay ngân hàng 1 tháng 4tr5. Còn lại tiền ăn học, điện nước, phí chung cư.... tôi đóng hết. Mỗi tháng chồng tôi có đưa tôi 500, 1trieu nhưng rồi mấy ngày sau lại xin tôi, coi như hết. Nhưng lúc nào cãi nhau ổng cũng nói tiền tôi sử dụng là của ổng.Còn tôi tính tình không thùy mị ngọt ngào như người ta, tôi thẳng tính, không hài lòng tôi nói ra. Tôi đang là quản lý trình dược, lương 1 tháng 12 trieu đồng, tôi đưa đón con đi học, tối về làm việc nhà, chăm con. Chồng tôi không phụ tôi 1 cái gì cả. Tất cả những gì tôi làm, tôi chịu đựng không ai hiểu. Còn chồng tôi thì càng ngày càng quá đáng. Chửi bới, chì chiết tôi. Ổng cũng có đòi ly hôn nhưng với điều kiện tôi phải ký vào giấy là ổng nuôi con. Thử hỏi 1 người đàn ông như vậy con sẽ ra sao? 1 lần nhậu về là kiếm chuyện, đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi hết chịu nổi rồi và tôi cũng thấy chồng tôi có thú vui ở ngoài hơn là gia đình rồi. Xin luật sư tư vấn cho tôi. Đi ở ngoài ai cũng nói ổng hiền, tôi ăn hiếp. Nhưng về nhà mới biết ai ăn hiếp ai.

Xin nói rõ cho luật sư biết là căn hộ chúng tôi mua thì tiền chung vợ chồng tôi là 70trieu. Mẹ chồng cho 200tr. Bố mẹ tôi cho 100trieu. Dì của chồng cho 100trieu. Nhưng 1 lan đuổi tôi đi khỏi nhà ổng đều nói trả lại 100trieu bố mẹ tôi cho thôi. Còn lại tôi không có gì nữa hết. Xin luật sư phân giải dùm.

Nếu chúng tôi ly hôn thì chồng tôi được quyền nuôi không? tiền mượn ngân hàng đó tính như thế nào? Ly hôn mà không có chữ ký của chồng tôi thì có được hay không?Rất mong luật sư trả lời sớm giúp tôi.Cảm ơn luật sư rất nhiều.Hơn 1 năm nay cố gắng chịu đựng, cố gắng thay đổi, nhẹ nhàng hơn, chu đáo hơn nhưng với tình trạng này kéo dài chỉ khiến cuộc sống ngột ngạt hơn mà thôi. 1 người xây, 1 người đạp thì có xây nổi 1 ngôi nhà hay không luật sư ?!

 

Trả lời tư vấn: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trả nợ chung?

 

Tư vấn toàn quyền nuôi con và chia tài sản sau ly hôn

 

Thủ tục đơn phương ly hôn

 

Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông chân thành trước cuộc sống hôn nhân đầy khó khăn của chị. Trường hợp này, chúng tôi đưa ra một số hỗ trợ pháp lý như sau:

 

Thứ nhất, về quyền đơn phương ly hôn: Trường hợp chồng chị không đồng ý ly hôn thì chị có thể thực hiện quyền đơn phương ly hôn. Theo đó, chị cần chứng minh được tình trạng hôn nhân của chị ở mức trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được ( chồng có hành vi bạo lực gia đình, thường xuyên uống rượu, không chăm sóc gia đình, ngoại tình....) 

 

Thứ hai, về việc giành quyên nuôi con: Khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, chị cũng cần đưa ra các chứng cứ chứng minh chị có đủ khả năng và điều kiện nuôi con. Đồng thời chứng minh chồng chị không đủ khả năng nuôi con: thường xuyên say xỉn, không biết cách chăm sóc con, hay phải đi công tác xa, có hành vi bạo lực gia đình...

 

Thứ ba, về số nợ chung dùng để mua chung cư: Đây được xác định là nợ chung vợ chồng. Do đó cả hai bên đều có trách nhiệm trả các khoản nợ này. 


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo