Cà Thị Phương

Tư vấn về quyền thăm nom con sau khi khi ly hôn

Tôi lấy vợ được 1 cháu gái 7 tháng tuổi và vợ chồng tôi trục trặc chuẩn bị ra toà. Trong lần vừa rồi về thăm con tại nhà vợ tôi có nói ý định muốn đưa cháu bé về thăm ông bà nội. Mẹ vợ tôi có nói với tôi rằng muốn thì về đây thăm con chứ không cho con tôi về thăm ông bà nội.

Hỏi:  Nay tôi xin hỏi tôi muốn kiện mẹ vợ tôi vì đã cản trở tôi làm bổn phận người bố được không.Tôi xin chân thành càm ơn văn phòng luật sư mong luật sư hãy cho tôi biết.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 

Trường hợp, sau khi đã có bản án của Tòa, vợ bạn là người trực tiếp chăm sóc con, mà gia đình vợ bạn vẫn có những hành vi ngăn cản và gây khó khăn khi gia đình bạn thăm nom cháu, bạn có thể căn cứ những quy định sau để đảm bảo quyền đối với con cái của mình.

Theo khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

 

Đối với quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con được quy định trong Điều 83 Luât Hôn nhân và gia đình như sau:

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

 

Như vậy,  bố mẹ bạn (ông bà nội) và bạn (người bố) có quyền được thăm nom con, cháu sau khi hai vợ chồng đã ly hôn trừ trường hợp hành vi này có mục đích cản trở việc chăm sóc con của người mẹ

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;” là một trong các hành vi bạo lực gia đình, theo đó mẹ vợ bạn đã có hành vi trái với quy định của pháp luật và có thể coi là một hành vi bạo lực gia đình, 

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi xin tư vấn cách tốt nhất bạn nên thỏa thuận trực tiếp với gia đình vợ cũ.

Sau ly hôn, đã có quyết định của Tòa. Nếu thỏa thuận không thành công bạn có thể lựa chọn các tiến hành các bước sau đây:

+ Yêu cầu người làm chứng chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở. (có thể là tổ trưởng tổ dân phố)

 

+  Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo bản án đã có hiệu lực của Tòa.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về quyền thăm nom con sau khi khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169