Luật sư Phùng Gái

Trách nhiệm bồi thường của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật?

Khi giao kết hợp đồng lao động cả người sử dụng lao động và người lao động đều muốn thực hiện hợp đồng một cách lâu dài đến khi chấm dứt quan hệ lao động theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều lí do mà các bên trong quan hệ lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Nếu bạn đang gặp vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, người sử dụng lao động; vấn đề bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật…hoặc thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lao động bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể về các vấn đề của mình.

Hiện nay công ty Luật Minh Gia có hỗ trợ tư vấn về các vấn đề liên quan đến lao động như:

- Các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao đông;

- Vấn đề quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động;

- Vấn đề bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật;

- Vấn đề các loại trợ cấp khi nghỉ việc;

- Vấn đề liên quan đến tiền lương;

- Và nhiều vấn đè khác liên quan.

2. Bồi thường thiệt hại khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

Câu hỏi tư vấn: Chào Luật Minh Gia cho tôi hỏi về bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau: Tôi đã làm tại công ty A 24 tháng. Nhưng tôi chỉ mới ký hợp đồng lao động 18 tháng, 6 tháng sau cùng tôi chưa ký. Tôi đã làm đơn xin nghỉ việc và được cấp trên chấp thuận.

Nhưng vì cảm thấy sau khi ký quyết định nghỉ việc tôi cảm thấy bị xúc phạm đến lòng tự trọng. Làm sai gì cũng bắt tôi bồi thường, rồi còn gọi điện điều tra tôi đã bồi thường bao nhiêu tiền, khi tôi phản ánh trên email về vấn đề và sự việc vi phạm thì công ty không có bất cứ phản hồi nào. Do vậy, tôi đã viết 1 email xin nghỉ không lương trước thời hạn là 12 ngày. Hiện tại, công ty bắt tôi bồi thường 50% lương trên hợp đồng, vậy có đúng hay không? Tôi đọc trên tài liệu thấy ghi : nếu nghỉ trái pháp luật mà, thời gian nghỉ ngang không báo trước thì mới bị phạt. Còn tôi đã ký đơn nghỉ việc, nhưng tôi nghĩ trước thời hạn trên đơn nhưng tôi có báo trước vậy tôi có phải bồi thường như luật nói không?  

Mong được phản hồi sớm của công ty Luật Minh Gia Xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định Bộ luật lao động về hợp đồng xác định thời hạn.

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: 

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Kết hợp với thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng xác định thời hạn của bạn là 18 tháng và đã hết thời gian. Tuy nhiên, bạn vẫn làm việc tại công ty kéo dài tới 6 tháng mà theo quy định trong thời hạn 30 ngày nếu không giao kết hợp đồng mới thì hợp đồng giao kết trước đó chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Do vậy, hiện tại bạn vẫn đang tồn tại quan hệ lao động với công ty dưới hình thức hợp đồng không xác định thời hạn.

-Thứ hai, liên quan tới chấm dứt quan hệ lao động

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

....

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Như vậy, trước hết cần xác định rõ trường hợp bạn là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên khi nghỉ việc bạn sẽ phải có nghĩa vụ báo trước cho phía công ty ít nhất 45 ngày làm việc. Đối với việc bạn xin nghỉ không hưởng lương 12 ngày nếu công ty chấp nhận thì thời gian đó cũng được xét vào thời gian báo trước. Sau 12 ngày bạn không tiếp tục đi làm mà nghỉ việc luôn thì bạn có nghĩa vụ thanh toán tiền lương tương ứng với số ngày bạn không báo trước tức 33 ngày làm việc.

-Thứ ba, công ty yêu cầu bạn bồi thường nửa tháng tiền lương có đúng hay không?

Trường hợp bạn xin nghỉ việc mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động như đã trình bày trên thì khi nghỉ việc bạn không phải bồi thường cho phía công ty nửa tháng tiền lương như công ty yêu cầu.

Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ việc mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật này thì khi đơn phương bạn sẽ phải bồi thường nửa tháng tiền lương cho công ty do hành vi đơn phương trái pháp luật của bạn. Cụ thể:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Theo đó, bạn có thể dựa trên quy định và hướng tư vấn trên để xác định trường hợp nghỉ việc của mình có trái quy định của pháp luật hay không để xác định trách nhiệm bồi thường của mình đối với công ty.

>> Giải đáp thắc mắc về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Những vấn đề liên quan đến thử việc.

Dear Luật sư,Nhờ luật sư tư vấn cho em một trường hợp như thế này.Em làm cho một cty BĐS lớn của Việt Nam, có tư cách Pháp nhân, với vị trí là trưởng phòng kinh doanh, khi phỏng vấn thỏa thuận lương cơ bản là 12 triệu, thời gian thử việc là 03 tháng hưởng 85% lương cơ bản, nhưng công ty không ký hợp đồng thử việc, và Trưởng phòng hành chính nhân sự có nói sau 02 tuần người thử việc sẽ được đánh giá, trưởng phòng kinh doanh thì đánh giá nhân viên kinh doanh mới theo biểu mẫu công ty đã gửi cho em rõ ràng sau đó chuyển sang phòng nhân sự xem lại, nếu không đạt được yêu cầu thì cho nghỉ việc và vẫn được hưởng lương từ ngày làm đến nghỉ, tuy nhiên em làm được gần 2 tuần thì bị bên đó thông báo đuổi việc bằng tin nhắn qua viber khi em không ở công ty với nhiều lý do nhưng không chính đáng mà em biết lý do không phải thế, vì trong cuộc họp với phòng kinh doanh của em Phó Tổng giám đốc phát biểu nhiều câu không đúng với quy định của công ty mà lúc đó trưởng phòng hành chính nhân sự tức lên nói ''ông làm vậy có mà loạn công ty'' sau đó trưởng phòng hành chính nhân sự bỏ cuộc họp đi luôn, sau cuộc họp thì em có nhắn tin cho phó tổng rằng anh phát biểu vậy em khó quản lý vì phó tổng bảo cho nhân viên chơi uống trà đá thoại mái trong giờ làm việc, tin nhắn đó vẫn có trên viber vì viber là kênh liên lạc chính nội bộ công ty quy đinh, sau hôm đó em bị sa thải. Và công ty thông báo không trả lương cho em và nói nhiều người vào đây làm được 03 tuần nghỉ cũng không trả lương. Và hồ sơ của em có công chứng đầy đủ em đòi lại họ không trả mặc dù hồ có công chứng nhưng đã quá 06 tháng không có giá trị pháp lý khi làm chính sách nhưng họ không trả.Cho em hỏi trường hợp của em có lấy lại được tiền lương như thỏa thuận không, có đòi được hồ sơ của em không vì em quê ở xa chưa về quê làm hồ sơ khác được, nếu được thì phải làm những gì qua những cơ quan nào, công ty không trả lương cho nhiều người như vậy trong thời gian thử việc 2-3 tuần có bị phạt gì không, không ký hợp đồng lao động thử việc có sao không.Vấn đề không ký hợp đồng và khi ra khỏi công ty giờ chỉ có mail trao đổi công việc và viber trao đổi công việc cùng với nhân viên của công ty nhưng họ nếu không làm chứng đã từng làm ở đó thì có đủ căn cứ pháp lý để nói em đã làm ở đó không (vì nhân viên nhân sự ỏ công ty  thách em kiệm và nói không ký hợp đồng thử việc thì lấy gì làm căn cứ mà kiện nhưng công ty không bao giờ ký hợp đồng thử việc với bất kỳ ai và khi em nghỉ việc rồi họ xóa mọi dấu vết tài liệu về em), và lương của em chỉ thỏa thuận bằng miệng không có căn cứ giấy tờ pháp lý thì có giải quyết được không thưa luật sư nhưng trước khi vào công ty thì ai cũng điền bảng phỏng vấn thông tin chi tiết và mức lương cơ bản mong muốn và ký tên của hai bên và phỏng vấn công ty nói mức lương này ok nhưng công ty không đưa bảng đó ra thì có căn cứ pháp lý nào không ạ và vào lúc đó cũng có một người chức vụ tương đương lương cũng chắc tương đương trong trường hợp công ty không cung cấp bảng ký tên của em đó thì cơ quan pháp luật có thể hỏi người vào làm cùng thời điểm em cùng chức vụ tương đương và lương tương đương có được không luật sư.Em chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về chấm dứt hợp đồng thử việc và hoàn trả hồ sơ xin việc sau khi nghỉ

>> Quy định của pháp luật lao động về thử việc

>> Không được trả lương thử việc, người lao động nên làm gì

Theo quy định hiện hành, thỏa thuận thử việc không bắt buộc phải được lập thành văn bản. Do đó, giữa a/c và công ty chỉ có thỏa thuận bằng lời nói về việc làm thử là không trái quy định của pháp luật. Trong thời gian thử việc, nếu xét thấy không phù hợp công ty và NLĐ đều có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không phải báo trước, không phải bồi thường. Công ty có trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương cho người lao động. 

Về hồ sơ xin việc, a/c đã trúng tuyển và làm thử nên công ty không bắt buộc phải trả lại hồ sơ cho a/c. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo