Mạc Thu Trang

Nghỉ việc theo nghị định 108/2014/NĐ-CP được hưởng phụ cấp gì?

Nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đồng thời cắt giảm những vị trí không cần thiết, hiện nay Nhà nước đang tiến hành công cuộc tinh giảm biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, khi tinh giảm biên chế thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định theo quy định pháp luật. Luật sư tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về tinh giảm biên chế.

Mục tiêu, quan điểm xuyên suốt là xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, cấp chính quyền, thực hiện tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp. Công tác này đã và đang nhận được nhiều phản hồi tích cực của quần chúng nhân dân và chính những người hoạt động trong bộ máy nhà nước.

Trong cải cách, tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế phải quyết liệt đổi mới từ cấp trên, từ Trung ương, bộ, ngành trước thay vì bắt đầu từ cơ sở như cách làm lâu nay. Sự tinh gọn từ cấp trên sẽ là đích đến, là định hướng để cấp dưới thực hiện. Tuy nhiên, khi tiến hành tinh giảm biên chế cần phải hết sức thận trọng và phải có sự chọn lọc. Việc đảm bảo các quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức phải được ưu tiên hàng đầu kể cả tiền lương, tiền trợ cấp và chế độ bảo hiểm xã hội.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kỳ vấn đề nào của pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6169 để được giải đáp. Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Chế độ phụ cấp khi nghỉ việc theo Nghị định 108/2014 NĐ-CP.

Nội dung tư vấn: Tôi tên V năm nay 35 tuổi tôi đang là viên chức làm việc tại BP và đã đóng lương hưu đươc 18 năm 9 tháng (trước đây tôi là giáo viên hệ 9+). Nay tôi viết đơn xin nghỉ không lương và xin nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP trong thời gian chờ xét nay tôi muốn hỏi:

Tôi làm đơn nghỉ việc không lương trong thời gian chờ đợi giải quyết chế độ tôi có được đóng BHXH không? Hệ số lương hiện tại của tôi là 3.34 (bằng cao đẳng sư phạm, tôi làm việc ở vùng 2) Tôi muốn hỏi nếu tôi nghỉ việc tôi được hưởng những loại phụ cấp nào và bao nhiêu tiền. Xin chân thành cảm ơn quý công ty.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Cơ sở của việc đóng Bảo hiểm xã hội là hợp đồng lao động (quyết định tuyển dụng), bảng lương. Do vậy, nếu anh nghỉ không hưởng lương thì không có căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội. Để được nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì anh cần đáp ứng được một trong các điều kiện tại Điều 6 Nghị định này, cụ thể:

“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành...”

Chính vì vậy, khi anh thuộc một trong các trường hợp của Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì có thể được hưởng chế độ theo tinh giản biên chế.

Thứ nhất, trường hợp anh 35 tuổi và thuộc đối tượng tinh giản biên chế thì sẽ được giải quyết chế độ thôi việc ngay theo quy định tại Điều 10 Nghị định này:

“Điều 10. Chính sách thôi việc

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:

a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.”

Thứ hai, anh không thuộc đối tượng nghỉ theo tinh giản biên chế của Nghị định 108/2014/NĐ-CP anh sẽ được hưởng quyền của viên chức theo Khoản 3 Điều 13 và hưởng chế độ thôi việc theo Điều 45 Luật viên chức 2010:

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

“Điều 45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”

Các chế độ về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc anh có thể tham khảo bài viết sau: Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chế độ của viên chức khi tinh giản biên chế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh