Luật sư Vũ Đức Thịnh

Tuổi về hưu và mức hưởng lương hưu theo pháp luật hiện hành

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất: Hết năm 2016 tôi sẽ đủ 30 năm tham gia BHXH và đủ 47 tuổi. Tôi có nên dừng đóng BHXH chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu không ? Nếu chờ thì đến bao giờ sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu? Xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết:

 

Tư vấn tuổi về hưu từ năm 2016.

 

Theo đó, việc có dừng đóng BHXH hay không còn tùy thời gian sắp tới anh/chị có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 hay không và tùy theo sau này pháp luật về BHXH có thay đổi hay không.

 

Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu anh là nam và về hưu từ năm 2020 trở đi, với 30 năm tham gia BHXH, khi về hưu anh được hưởng mức lương hưu hàng tháng bằng 65% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (nghĩa là chưa phải mức tối đa 75%). Cụ thể về cách tính mức lương hưu chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Cách tính lương hưu theo Luật bảo hiểm xã hội". 

 

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấnm thứ hai -Tư vấn về điều kiện hưởng hưu trước tuổi và cách đóng BHXH

Em chào anh chị. Em muốn hỏi 1 chút về vấn đề bảo hiểm chị gái em làm ở công ty cao su hà tĩnh (công nhân làm trực tiếp). Năm nay công ty thực hiện chuyển đổi mức lương vùng theo Nghị định 49/2013 đối với công nhân như sau: Mức lương đóng bảo hiểm của chị gái em hiện nay là bậc 7 (cao nhất): 4,4 x 1.150.000 đồng = 5.060.000đ. Công ty chuyển cho chị gái em sang mức 1,52 x 2.400.000 đồng = 3.648.000 đồng. Khi những công nhân đã đóng được 17-18 năm có ý kiến về mức đóng thấp sẽ làm giảm tiền trợ cấp sau này được nhận, công ty yêu cầu chị em làm đơn, trong đó ghi rõ yêu cầu được đóng theo mức cũ, nhưng công ty chỉ đóng phần người sử dụng lao động phải trả của 3.648.000 đồng. Phần người sử dụng lao động phải trả chênh lệch giữa 5.060.000 và 3.648.000 đồng người công nhân phải tự trả. Em xin hỏi việc công ty yêu cầu như thế có đúng hay không ạ em muốn hỏi thêm, năm nay chị gái em 38 tuổi. Đã đóng bảo hiểm được 18 năm. Vậy đến khi chị em đóng đủ 20 năm chị em có thể xin bảo lưu kết quả và đợi đến năm 45 tuổi để được hưởng chế độ nghỉ hưu sớm hay không. nếu được thì bây giờ chị em nên đi làm giám định sức khỏe hay đợi đến năm 45 tuổi ạ em rất mong nhận được tư vấn của anh chị.

 

Trả lời tư vấn:  Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển đổi thang bảng lương cũ sang thang bảng lương mới theo quy định tại nghị định 49/2013/NĐ-CP và Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH là đúng. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi lương, doanh nghiệp nên cân nhắc đến chế độ tiền lương của người lao động sao cho phù hợp và cần thực hiện chế độ chuyển đổi mang tính chất tương đồng, tránh gây thiệt thòi cho người lao động đã công tác lâu năm. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp yêu cầu người lao động đóng phần chênh lệch giữa 2 mức lương là không có cơ sở pháp lý. Hiện tại không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định và cho phép khai gian về mức đóng BHXH này. Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về nguyên tắc xếp lương như sau:

 

Điều 3 - Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Nguyên tắc chung

 

1. Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.

 

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.

 

3. Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

 

4. Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.

 

5. Việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với tổ chức công đoàn cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến trước khi thực hiện.

 

6. Khi áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương mới, định kỳ công ty phải rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

 

Về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, chị hoàn toàn có thể bảo lưu. Chị đóng đủ 20 năm nếu như không tiếp tục đi làm nữa thì có thể chốt sổ BHXH và không đóng, chờ đến khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì sẽ được hưởng. Tuy nhiên, độ tuổi hưởng chế độ hưu trí trước tuổi hiện nay đối với nữ là 46 tuổi và tăng dần đến năm 2020 là 50 tuổi.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tuổi về hưu và mức hưởng lương hưu theo pháp luật hiện hành. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo