LS Hoài My

Tranh chấp tiền lương, bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động bao gồm trách nhiệm báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động và trách nhiệm giải quyết các quyền lợi cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

1. Luật sư tư vấn về lao động 

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động như các khoản lương, thưởng, phép năm... còn lại chưa thanh toán cho người lao động tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động; tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... 

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ tới luật sư của Luật Minh Gia thông qua số tổng đài: 1900.6169 để được tư vấn.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ

Nội dung đề nghị tư vấn: Thưa luật sư, tôi đi làm ở công ty xây dựng, hợp đồng được ký tháng 11 năm 2011 chức vụ là cán bộ kỷ thuật, đến tháng 6 năm 2013 tôi chấm dứt hợp đồng. trước khi chấm dứt hợp đồng công ty còn 3 tháng lương, bảo hiểm và một số chế độ khác đến nay công ty vẫn chưa thanh toán các chế độ trên cho tôi. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư bây giờ tôi phải làm những gì và như thế nào để giải quyết các chế độ trên. Trân trọng cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin chị cung cấp thì chị ký hợp đồng vào tháng 11/2011 và đến tháng 6/2013 hợp đồng chấm dứt. Như vậy, hợp đồng mà chị giao kết là hợp đồng có thời hạn.

Căn cứ vào Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Căn cứ vào khoản 5 điều 194 BLLĐ về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động có quy định:

“5. Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.”

Căn cứ vào quy định trên, công ty có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của chị. Và khi hợp đồng chấm dứt mà công ty vẫn không chịu thanh toán lương, không trả bảo hiểm thì chị trực tiếp đến công ty để thương lượng. Nếu như chị và phía công ty không thương lượng được thì căn cứ vào Điều 200 BLLĐ quy định về Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

“1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

Theo đó, chị có thể làm đơn gửi lên hòa giải viên lao động để yêu cầu hòa giải viên tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì chị làm đơn gửi lên tòa án yêu cầu tòa giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 202 BLLĐ quy định về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Theo thông tin chị cung cấp thì quyền, lợi ích hợp của chị bị vi phạm từ năm 2013 cho đến nay cũng đã hơn 2 năm. Do đó, căn cứ vào quy định trên thì thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động và Tòa án giải quyết đã hết nên chị chỉ còn cách thỏa thuận với phía công ty.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo