Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời gian đóng bảo hiểm để tính hưởng chế độ thai sản?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Vợ tôi tham gia bảo hiểm xã hội đc 5 năm. Tháng 8/2016 vợ tôi xin nghỉ việc để xin chuyển sang công ty khác. Trong thời gian này vợ tôi có làm các thủ tục bảo hiểm thất nghiệp, do chờ xin việc lâu đến tháng 5/2017 vơ tôi xin được việc làm mới nhưng công ty yêu cầu thử việc 3 tháng mới ký hợp đồng chính thức và khi đó mới tham gia bảo hiểm XH. Trong thời gian này vợ tôi có thai. Hỏi khi sinh vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản theo quy định không? Xin trân thành cảm ơn.

 

 

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

 

Như vậy, do bạn không cung cấp rõ thời gian dự kiến sinh của bạn nên không xác định vợ bạn có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con hay không. Tuy nhiên, bạn có đối chiếu với quy định pháp luật để xác định, tức nếu trong thời gian 12 tháng trước khi sinh vợ bạn đóng bảo hiểm bắt buộc được từ đủ 6 tháng trở lên thì sẽ đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

 

==========================

Câu hỏi thứ 2: Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 có được giảm số giờ làm trong ngày?

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào Anh Chị! Em là nhân viên nhân sự công ty sản xuất cơ khí, nhân viên nữ mang thai làm việc trực tiếp tại xưởng sản xuất đã và đang hưởng chế độ lao động nữ khi mang thai tháng thứ 7 trở lên được nghỉ sớm 60 phút. Anh chị cho em hỏi nhân viên làm việc tại văn phòng có được hưởng chế độ về sớm 60 phút khi mang thia từ tháng thứ 7 trở lên không?Em rất mong nhận được phản hồi từ phía anh chị. Trân trọng!

 

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về bảo vệ chế độ đối với lao động nữ. Cụ thể:

 

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ


...
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

 

Như vậy, chỉ những lao động nữ làm việc trong môi trường nặng nhọc thì mới được hưởng chế độ chuyển công việc nhẹ hơn phù hợp với sức khỏe hoặc giảm 1 giờ làm. Theo đó, đối với nhân viên làm việc tại văn phòng nhưng không được xác đinh là công việc nặng nhọc thì không được hưởng chế độ này

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!


Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo