LS Thanh Hương

Sai phạm về địa điểm làm việc

E xin việc làm theo thông báo của một siêu thị họ để là ko thu phí nhưng đến xin việc phỏng vấn họ bắt đóng tiền .họ giữ cmnd bắt kí hợp đồng rồi chuyển tới một công ty kín đáo ko phải ở siêu thị bắt e làm việc ngoài nắng e cảm thấy có vấn đề nên đến cty lúc đầu để nghĩ việc vì ko giống như công việc e xin họ không cho e nghĩ bắt e đóng 2tr mới trả cmnd ko thi phải làm 1tháng cho họ.

 

Câu hỏi : Em hoang mang với 2 lựa chọn thì chú xe ôm bảo con về quê đi ko thì ko về dc nữa đấy! Bảo vệ công ty bắt e lên làu tra tấn đánh e trước mặt giám đốc e nói cho e đi vệ sinh e kiếm cơ hội chốn thoát về quê. Cho e hỏi e có bị công ty kiện vì việc này không? Và e có thể kiện cty ko? 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Công ty của bạn không có quyền khởi kiện bạn vì theo quy định tại Điều 37 bộ luật lao động năm 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau :

 

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

 

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

 

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

 

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

 

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

 

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

 

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

 

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

 

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

 

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

 

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

 

Như vậy, trong trường hợp này, bạn đã được công ty sắp xếp bố trí đúng công việc và địa điểm làm việc, bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời giạn và thông báo cho bên công ty trước 3 ngày.

 

Trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để kiện công ty của bạn. Khi bạn xin nghỉ không được sự chấp thuận của công ty, công ty thực hiện hành vi đe dọa và đánh đập bạn. Bạn hoàn toàn có thể khởi kiện công ty của bạn ra tòa với tội danh cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự  và yêu cầu xử phạt hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng đước quy định tại Điều 7 Nghị Định 95/ 2013/ NĐ – CP như sau :

 

“Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.

 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;

 

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.

 

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

 

Như vậy, trong trường hợp của bạn, thì công ty của bạn sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng tới 7 triệu đồng vì đã bố trí người lao động sai địa điểm làm việc trên.

 

Trân Trọng !

Cv: Nguyễn Minh Tâm – Công Ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo