Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mức xử phạt hành chính về lao động, bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt vi phạm hành chính về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:

1. Quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền (đồng)

1

Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

 

 

Người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao độngtương ứng với các mức:

 

- Vi phạm từ 01 đến 10 người lao động

500.000 - 2.000.000 

- Vi phạm từ 11 đến 50 người lao động

2.000.000 - 5.000.000

- Vi phạm từ 51 đến 100 người lao động

5.000.000 - 10.000.000

- Vi phạm từ 101 đến 300 người lao động

10.000.000 - 15.000.000

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên

15.000.000 - 20.000.000

 

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

20.000.000 - 25.000.000

2

Vi phạm quy định về thử việc

 

 

Người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

500.000 - 1.000.000

 

 

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

500.000 - 1.000.000

3

Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

 

 

Người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn

500.000 - 1.000.000

 

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.

500.000 - 1.000.000

4

Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

 

 

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

 

- Vi phạm từ 01 đến 10 người lao động

500.000 - 2.000.000

- Vi phạm từ 11 đến 50 người lao động

2.000.000 - 5.000.000

- Vi phạm từ 51 đến 100 người lao động

5.000.000 - 10.000.000

- Vi phạm từ 101 đến 300 người lao động

10.000.000 - 15.000.000

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên

15.000.000 - 20.000.000

2. Tham khảo tình huống tư vấn về xử lý khi không ký hợp đồng lao động

Câu hỏi:

Em là sv mới ra trường. Có một công ty nhận em vào làm đã 11 tháng nhưng mãi ko kí hợp đồng. Sau khi em nhắc mãi thì họ nói đang làm. Nhắc tiếp thì họ bảo hợp đồng của em họ đang trình lên sở lao động. Cho em hỏi thường là hợp đồng họ phải đưa mình kí rồi mới đi đăng kí ở sở lao động phải không ạ. Em chưa từng thấy cái hợp đồng đó ra như thế nào. Xin tư vấn cho e quy định pháp luật về việc ký kết hợp đồng lao động thế nào ạ, E xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Tại Điều 16 Bộ Luật Lao động quy định về hình thức của hợp đồng lao động:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Điều 18 Bộ Luật lao động có quy định:

“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Căn cứ vào các điều luật trên, trong trường hợp bạn đã vào làm việc tại công ty 11 tháng mà Người sử dụng lao động vẫn không ký hợp đồng lao động với bạn là trái với quy định của pháp luật lao động. Bạn có thể yêu cầu công ty ký kết hợp đồng lao động với bạn.

Nếu công ty tiếp tục không ký và tìm kiếm các lý do như thông tin mà bạn cung cấp, bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở, hoặc bạn cũng có thể gửi đơn lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169