LS Xuân Thuận

Quy định làm việc 12h/ngày, người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật?

Pháp luật lao động quy định như thế nào về thời giờ làm việc bình thường của người lao động? Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm việc vượt quá số giờ làm việc theo quy định pháp luật không? Trường hợp NSDLĐ có hành vi vi phạm thì NLĐ phải xử lý như thế nào?

1. Luật sư tư vấn về thời giờ làm việc bình thường của người lao động

Lao động là một hoạt động quan trọng của con người, nó không chỉ tạo ra của cải vật chất, cải tạo xã hội mà còn mang lại những giá trị tinh thần trong đời sốn con người. Vì thế, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động. Trong đó, thời giờ làm việc bình thường có thể hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thoả thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp theo quy định của pháp luật và nội dung thoả thuận trên hợp đồng lao động.

Pháp luật lao động hiện nay quy định khá cụ thể, chi tiết về thời giờ làm việc bình thường, làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động cần tìm hiểu kỹ quy định của luật lao động cũng như các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Trường hợp bạn gặp vướng mắc trong việc xác định thời giờ làm việc hoặc các vấn đề khác liên quan lĩnh vực lao động thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây về việc người sử dụng lao động quy định người lao động làm việc 12 giờ/ngày có vi phạm quy định pháp luật không.

2. NSDLĐ quy định NLĐ làm việc 12 giờ/ngày có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Việc bố trí ca trực bảo vệ của đơn vị tôi như sau: Đơn vị tôi có 3 bảo vệ được phân lịch trực luân phiên như sau:Ca trực bảo vệ 1: Từ 7h đến 19h gọi tắt là K1 và nghĩ giữa ca buổi sáng từ: 10h đến 11h, nghỉ giữa ca buổi chiều từ 4h đến 5h. Ca trực bảo vệ 2: Từ 19h đến 7h ngày gọi tắt là K2.

Lao động trực đêm được bố trí nghỉ bù 1 ngày. Không có ca hành chính làm việc theo giờ hành chính. Việc bố trí lịch trực của đơn vị như vậy có vi phạm pháp luật không? Quy định pháp luật thế nào mong luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2012 về thời giờ làm việc bình thường:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
…….”

Công ty bạn bố trí người lao động làm việc 10h/ ngày. Nếu công ty quy định làm việc theo tuần thì 1 ngày làm việc không quá 10h nhưng số giờ làm việc trong 1 tuần không quá 48h. Nếu công ty quy định làm việc theo ngày hoặc theo giờ thì công ty đã vi phạm quy định về thời gian làm việc: làm việc hơn 8h/ ngày.
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn bố trí người lao động làm việc với thời gian nêu trên là trái quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp công ty quy định làm việc theo tuần thì 1 ngày có thể làm việc 10h, mỗi tuần làm việc 4 ngày (mỗi ngày 10h) và 1 ngày 8h. Nếu công ty quy định làm việc theo giờ hoặc theo ngày thì mỗi ngày làm việc 8h, mỗi tuần làm việc 6 ngày.

Liên quan đến thời giờ làm việc, Bộ luật lao động còn có các quy định sau:

“Điều 109. Nghỉ chuyển ca

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Điều 110. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6169

-----------

Câu hỏi thứ 2 - Quy định về mức lương thử việc

Em chào anh/chị Em có một vấn đề như thế này Em đã ký hợp đồng thử việc làm cho một công ty, lúc em ký hợp đồng thử việc thì  trong hợp đồng ghi là lương thử việc là 80% lương chính thức ( lương chính thức là 4,5 triệu), do em không biết luật nên đã ký vào. Quy định của công ty là trả lương và ngày 20 hàng tháng. Hợp đồng thử việc bắt đầu từ ngày 3-8 đến ngày 3-10, tháng 8 em vẫn nhận lương thử việc bình thường, đến ngày 20-10, em nhận được yêu cầu nghỉ việc từ công t với lý do là em làm việc không hiệu quả.Và sau đó công ty chỉ trả tiền gọi là hỗ trợ cho em tháng 9 là 1 triệu thôi chứ không phải lương thử việc. Vấn đề này em có làm đơn kiện công ty được không ạ Em xin cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 29 Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy, việc công ty cho bạn nghỉ việc trong thời gian thử việc với lý do đạt hiệu quả là đúng với quy định pháp luật về lao động.

Về việc trả lương khi chấm dứt hợp đồng thử việc.

“Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác“

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Như vậy, sau khi nghỉ việc công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ chế độ tiền lương trong thời gian thử việc của bạn. Việc công ty không chi trả là trái quy định và để đảm bảo quyền lợi thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại công ty hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội để giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo