LS Hoài My

Nhà trường chuyển giáo viên làm việc theo HĐLĐ sang làm tại một nơi khác có đúng quy định pháp luật?

Giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động có được coi là viên chức không? Nhà trường được phép luân chuyển giáo viên không? Đây là những câu hỏi của không ít khách hàng liên hệ với Luật Minh Gia để tư vấn.

Quý bạn đọc cũng đang có những câu hỏi tương tự mà chưa biết tìm hiểu ở đâu, tìm hiểu như thế nào thì bạn hãy liên hệ với Luật Minh Gia theo cách thức đặt câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 1900.6169chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

Nội dung tư vấn: Xin chào Công ty Luật Minh Gia. Tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn từ quý công ty. Hiện tại vợ tôi đang là giáo viên dạy Tiếng Anh thuộc dạng hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, chưa phải là viên chức, và hiện đang mang thai được 02 tháng công tác tại 01 trường tiểu học thuộc vùng cao của khu vực Tây Nguyên. Theo khung đề án vị trí việc làm theo Thông tư 16 của Bộ giáo dục và đào tạo, thì trường của vợ tôi công tác thừa 01 vị trí giáo viên Tiếng Anh. Nhà trường đang tiến hành luân chuyển vợ tôi sang môt trường tiểu học khác. Vậy tôi xin hỏi trường hợp của vợ tôi có bị luân chuyển hay không trong khi vợ tôi chưa phải là viên chức, không thể áp dụng luật viên chức, mà chỉ áp dụng Luật lao động. Rất mong sớm nhận được sự tư vấn từ quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn chưa phải là viên chức mà chỉ được ký hợp đồng lao động với nhà trường nên trong trường hợp nhà trường chuyển vợ bạn sang làm việc tại một nơi khác sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật lao động.

Điều 30 Bộ luật Lao động 2012 quy định: "Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên".

 Và Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

"1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động".

Theo quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải bố trí địa điểm làm việc theo như hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa các bên. Và người sử dụng lao động chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

Như vậy, trong trường hợp của vợ bạn, nhà trường chỉ được quyền tạm thời chuyển vợ bạn sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong thời gian không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm (trừ trường hợp vợ bạn và nhà trường có thỏa thuận khác).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo