Luật sư Vũ Đức Thịnh

Hỏi về điều kiện nghỉ hưu và mức lương khi nghỉ hưu

Luật sư tư vấn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí và mức hưởng lương hưu theo quy định

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất:

Thưa các luật sư xin cho tôi hỏi sau khi đọc các bài liên quan đến lương hưu, - Tôi công tác từ năm 1988, qua rất nhiều mức lương khác nhau, vậy giả sử khi tôi đủ 60 tuổi có 32 năm công tác vào năm 2019 thì:
1- Lương trung bình để tính lương hưu như thế nào? Tôi thấy nói 15 năm cuối, nhưng trong các năm, tháng đó lương rất khác nhau thì công thức tính như thế nào?
2- Giá trị đồng tiền 20,30 năm trước rất khác bây giờ, mới đi làm có khoảng 100 đồng 1 tháng...vậy giả sử lương năm 1988 của tôi có 125 đồng 1 tháng thì bây giờ tính như thế nào?
3- Giả sử đến khi về hưu tôi chưa 1 lần nhận lương thất nghiệp, thừa 2 năm công tác so với luật thì tôi được nhận thêm chế độ gì?
Xin trân trọng cảm ơn các anh chị.

 

Trả lời tư vấn: Chào bác! Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bác chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Tư vấn về việc tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

 

Theo đó, nếu bác đóng BHXH theo hệ số lương của nhà nước thì tính bình quân tiền lương của 5 năm cuối trước khi nghỉ việc. Còn nếu đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp thì sẽ tính bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian đóng BHXH. 

 

Về mức lương thay đổi theo từng năm: Khi tính mức lương hưu, không chỉ áp dụng nguyên mức lương của từng năm mà còn phải nhân với hệ số điều chỉnh tiền lương tương ứng của năm đó. Ví dụ, mức lương tháng trong năm 2010 là 1 đồng, khi tính lương hưu thì phải lấy 1 đồng đó nhân với hệ số điều chỉnh tiền lương của năm 2010 là 1,45. Bác có thể tham khảo hệ số điều chỉnh tiền lương tại thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH

Bác tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai:

Hiện nay tôi 56 tuổi. Tôi là công nhân trong biên chế ở một công ty nhà nước được 14 năm thì công ty cho nghỉ, thanh toán bảo hiểm một lần vào năm 1991. Năm 1994 tôi tiếp tục xin làm hợp đồng cho một công ty nhà nước khác nhưng mãi đến năm 2003 công ty này mới thực hiện đóng bảo hiểm cho tôi, đến nay tôi vẫn đang làm việc tại công ty. Dự kiến tôi sẽ được làm việc đến 60 tuổi (4 năm nữa), khi đó thời gian đóng bảo hiểm của tôi tính từ năm 2003 là 17 năm. Xin hỏi: - Tôi có được hưởng chế độ hưu không? Cách tính như thế nào?- Còn nếu tôi tiếp tục đóng BHXH tự nguyện thêm 3 năm nữa thì có được không?Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 
https://luatminhgia.com.vn/hoi-ve-che-do-huu-tri-theo-quy-dinh-cua-luat-bhxh-2014.aspx

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
 
 
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo