Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Sau ly hôn vợ, chồng thăm gặp con quá nhiều có yêu cầu hạn chế được không?

Luật sư tư vấn về vấn đề một bện vợ hoặc chồng thăm con quá nhiều sau ly hôn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của con và quy định về quyền được thăm nuôi con, quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyền tham con sau ly hôn như thế nào?. Cụ thể như sau:

1. Thăm nuôi, chăm sóc con sau ly hôn quy định thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi các quy định liên quan đến việc thăm nuôi, chăm sóc con sau khi ly hôn như sau: Hai vợ chồng tôi đã ly hôn được hai năm. Toà án xử cho tôi được nuôi con trai học lớp 1. Từ sau khi ly hôn thì chồng tôi thường xuyên qua lại, việc qua lại thăm con tôi không thắc mắc gì. Nhưng việc thăm con của anh ấy làm ảnh hưởng đến việc học hành của con, anh ấy cho con đi chơi mà không hỏi ý kiến của tôi, không quan tâm đến việc học hành của con, nhiều hôm làm trễ giờ học của con, cuộc sống của mẹ con tôi bị đảo lộn mặc dù đã rất nhiều lần tôi yêu cầu anh ấy việc thăm con phải đảm bảo cho việc học hành tốt của con. Theo quy định của pháp luật thì tôi phải làm gì?

>> Tư vấn quy định về thăm, gặp con sau ly hôn, gọi: 1900.6169

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, cha của bé hoàn toàn có quyền thăm nom, chăm sóc con chung của các bạn. Việc được gọi là thăm nom, chăm sóc, việc đưa con đi chơi hoặc đi đâu đó nhằm phục vụ cho mục đích phát triển của đứa trẻ hay bù đắp tình cảm cha con… là việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp người cha không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn, thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người cha.

---

- Sau ly hôn có được thăm nuôi con không?

Tôi và vợ đã ly hôn, có 2 con và mỗi người nuôi 1 đứa, sau ly hôn vợ tôi tuyên bố là bỏ con trai và không cho tôi thăm con gái. Tôi đã nhiều lần xuống thăm và xin con về nhà chơi vài bữa rồi trả về với mẹ. Vợ tôi và gia đình nhiều lần ngăn cản,thậm chí đe dọa đánh tôi. Tôi đưa sự việc ra công an xã,công an xã nói vợ tôi có quyền không cho tôi đưa con đi đâu cả, bắt tôi muốn thăm nuôi con thì phải đang ký thời gian thăm và không được đưa con ra khỏi trụ sở công an xã. Tất nhiên tôi không đồng ý, tôi đã có 2 file ghi âm cuộc gọi về việc mẹ vợ ngăn cấm tôi xuống thăm con, vợ tôi đe dọa còn xuống thăm nữa là đánh tôi. 3 file quay phim cha vợ, mẹ vợ và vợ tôi ngăn cấm đe dọa tôi thăm nuôi con. Xin hỏi với những bằng chứng nêu trên thì tôi có khả năng giành lại quyền nuôi con có cao không?

Tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".

Trường hợp, sau khi đã có bản án của Tòa, vợ bạn là người trực tiếp chăm sóc con, mà gia đình vợ bạn vẫn có những hành vi ngăn cản và gây khó khăn khi gia đình bạn thăm nom cháu, bạn có thể căn cứ những quy định sau để đảm bảo quyền đối với con cái của mình.

Theo khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
 
Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định (đã trích dẫn tại phần trên)

Đối với quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con được quy định trong Điều 83 Luât Hôn nhân và gia đình như sau:

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy,  bố mẹ bạn, bạn có quyền được thăm nom con, cháu sau khi hai vợ chồng đã ly hôn trừ trường hợp hành vi này có mục đích cản trở việc chăm sóc con của người mẹ

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi “Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;” là một trong các hành vi bạo lực gia đình, theo đó mẹ vợ bạn đã có hành vi trái với quy định của pháp luật và có thể coi là một hành vi bạo lực gia đình, 

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi xin tư vấn cách tốt nhất bạn nên thỏa thuận trực tiếp với gia đình vợ cũ.

Sau ly hôn, đã có quyết định của Tòa. Nếu thỏa thuận không thành công bạn có thể lựa chọn các tiến hành các bước sau đây:

+ Yêu cầu người làm chứng chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở. (có thể là tổ trưởng tổ dân phố)

+  Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo bản án đã có hiệu lực của Tòa.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom con và với những chứng cứ bạn có bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo như nội dung tư vấn trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Quy định về việc thăm nuôi con sau ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình để được giải đáp.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo