Hoài Nam

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con

Tôi và chồng kết hôn được 2 năm. Khi tôi mang thai được 7 tháng và cũng là lúc giữa gia đình tôi và chồng xảy ra mâu thuẫn (tôi ở TB và chồng tôi ở CV. Chúng tôi cưới xong là xuống TB làm. Bố tôi cũng đang xây nhà cho tôi khi 2 vợ chồng quyết định an cư ở đất Thái Nguyên. Nhưng chồng tôi cũng chưa chuyển khẩu về đây, và tôi vẫn có khẩu ở đây).

Mâu thuẫn của vợ chồng tôi là chồng không chịu làm ăn mà suốt ngày chơi bời sinh ra nhiều chuyện. Sau mâu thuẫn này chồng tôi bỏ về quê ở Cao Bằng và yêu cầu tôi viết đơn ly hôn vì chồng tôi biết rằng lúc đó anh ta không được phép làm đơn vì tôi đang mang thai. Nhưng tôi bảo anh ta xuống để ký đơn thì anh ta không xuống và bảo tôi viết đơn đơn phương ly hôn (chúng tôi đăng ký kết hôn ở TB). Khi ấy tôi đang mang thai được 7 tháng, giờ tôi đã sinh con được 4 tháng tuổi nhưng tôi vẫn chưa ly hôn và chồng tôi từ khi đi cũng không hề hỏi han hay chu cấp gì cho con gái tôi cả. Mặt khác còn vay mượn bạn bè dưới TB rất nhiều tiền và còn bảo họ đến tìm tôi để đòi nợ. Tôi xin hỏi, với trường hợp của tôi, tôi có thể kiện chồng mình được không? Và tội của anh ta sẽ bị quy về tội gì và mức án anh ta phải chịu như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Chồng của chị đã có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về "Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con" quy định:

"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."

Trường hợp của chị, chị hoàn toàn đòi được tiền cấp dưỡng nuôi con từ chồng.

Trường hợp người này cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chị “có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”, theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a, khoản 3, Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ - CP. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, chị có thể yêu cầu Tòa án buộc chồng mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu anh ta không thực hiện thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ - CP. Sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính mà anh ta vẫn tiếp tục trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể sẽ bị khởi tố hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo