Triệu Lan Thảo

Ly hôn thuận tình không cần ra tòa, xử vắng mặt được không?

Kính gửi luật sư, cho em hỏi về vấn để vợ chồng thuận tình ly hôn không cần ra tòa và khi giải quyết thì vắng mặt tại tòa án có được không? cụ thể: Em và vợ em,có đăng kí kết hôn,tại nơi thường trú của cô ấy năm 20xx. Sau cưới thì em ở bên nhà cô ấy và sống ở đó được 3 năm. Cuối năm 20xx, em phát bệnh và phải vào lại nhà em để chữa bệnh. Trong quá trình em chữa bệnh,thì em biết đc cô ấy không chung thủy, nhân lúc em không có mặt ở nhà.

Cô ấy cũng đã tự xác nhận, chuyện ngoại tình của mình với em, tính ra đã được 2 năm. Em và vợ em cũng đã thống nhất sẽ ly dị với nhau.. Ko tranh chấp bất cứ gì. Nay e xin hỏi luật sư, trong tình huống của em, em có quyền được vắng mặt khi ly hôn ko ạ? Và nếu đc,em sẽ cần những giấy tờ cụ thể như thế nào ạ? Em chân thành cám ơn.

1. Tư vấn: Ly hôn thuận tình vắng mặt, không cần ra tòa

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về giải quyết ly hôn vắng mặt

Đối với trường hợp của bạn là trường hợp thuận tình ly hôn, thì phải có sự có mặt của cả 2 vợ chồng. Nếu bạn không thể có mặt thì có thể làm đơn xin xét xử vắng mặt, cụ thể:

>> Tư vấn giải quyết ly hôn thuận tình vắng mặt, gọi: 1900.6169

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

..."

Tại điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

Do vậy trong trường hợp này nếu bạn không thể đến phiên tòa có thể làm đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định,

- Về thủ tục đề nghị xét xử vắng mặt

Bạn gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến tòa án nhân dân đang thụ lý giải quyết (trước thời điểm xét xử), bạn có thể tham khảo mẫu đơn sau đây để vận dụng trường hợp của mình.

>> Mẫu đơn xin xét xử vắng mặt

---

2. Trường hợp ly hôn vắng mặt giải quyết thế nào?

Câu hỏi:

Nhờ luật sư tư vấn, hướng dẫn về trường hợp ly hôn vắng mặt như sau: Đầu tháng 8 tôi gửi Đơn Khởi Kiện lên Tòa xin ly hôn với chồng. Sau 1 tháng Tòa gọi mà chồng tôi không về, tháng 9 Tòa về nơi cư trú xác minh chồng tôi không có ở địa phương nên ra quyết định đình chỉ vụ án. Chồng tôi vắng mặt tại địa phương cũng từ ngày tôi làm đơn gửi Tòa là đầu tháng 8 cũng gần được 6 tháng.

Tôi chỉ yêu cầu Tòa xử cho ly hôn, còn 2 đứa con được 13 tháng tuổi tôi nuôi, vợ chồng không có tài sản chung nên không yêu cầu. Khi tôi gọi chồng về như Toa yêu cầu anh ta nhất quyết không về, cũng không gửi tiền nuôi con, bên nội cũng vậy. Khi Tòa đình chỉ rồi lại điện thoại yêu cầu tôi quay lại chung sống, rồi đe dọa tôi và cả bố mẹ tôi. Giờ tôi phải làm đơn như thế nào để được Tòa xử ly hôn mà không cần sự có mặt của anh ta.

Mong công Ty Luật Minh Gia tư vấn cho tôi biết Làm thủ tục xử vắng mặt như thế nào ? Và chi phí, án phí, khi đăng tin trên Báo, Đài là bao nhiêu,? Thời gian xét xử? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về thủ tục ly hôn vắng mặt

Theo quy định của Điều 277 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự tại phiên tòa thì:

"Xem trích dẫn điều 277 tại phần tư vấn (1)"

Trong trường hợp này, do tại thời điểm Tòa án triệu tập thì chồng của bạn không có mặt tại địa phương, đây được coi là có lý do chính đáng và do đó Tòa án đã hoãn phiên Tòa lại (hoãn chứ không phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự).

>> Luật sư tư vấn giải quyết ly hôn vắng mặt, gọi: 1900.6169

Tại điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

“Xem trích dẫn điều 228 tại phần tư vấn (1)

- Thứ hai, về hoãn phiên tòa

Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa:

“1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.”

Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá một tháng nên sau khi đã có quyết định tạm hoãn phiên tòa thì trong vòng 1 tháng sau Tòa phải triệu tập lần thứ hai để đưa vụ án ra xét xử.

Khi chồng của bạn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

- Thứ ba, về tạm ứng án phí vụ án ly hôn

Về tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án về hôn nhân và gia đình, tại Điều25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án quy định như sau:

“Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

4. Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.” 

- Thứ tư, về thời hạn giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật TTDS 2015 thì thời hạn giải quyết vụ án ly hôn như sau:

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Như vậy thời hạn xét xử vụ án ly hôn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trong trường hợp đặc biệt có thể gia hạn thêm 2 tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo