Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giành quyền nuôi tất cả các con như thế nào?

Kính gửi luật minh gia tôi có việc cần sự tư vấn về việc cha/mẹ muốn giành quyền nuôi dưỡng tất cả các con. Cụ thể như sau: Tôi kết hôn được hơn 10 năm nay chúng tôi có mặt với nhau 3 đứa con thời gian trước năm 2010 chúng tôi sống ở liên bang Nga. Sau năm 2010 gđ chúng tôi về sau đó vợ tôi đề nghị một mình đi tiếp, từ đấy tôi một mình trực tiếp nuôi 3 đứa trẻ.

Hai năm sau tôi đề nghị cô ấy ko bỏ gđ đi nữa nhưng cô ấy ko đồng ý. Từ đó chúng tôi thường xuyên xô sát mỗi khi cô ấy về phép, điều quan trọng nhất gần đây tôi phát hiện ra cô ấy có quan hệ bất chính với người khác xin lưu ý tôi có lưu lại nội dung và hình ảnh của họ .Nay sức chịu đựng của tôi đã cạn tôi muốn li hôn song tôi muốn dành quyền nuôi lũ trẻ. Điều kiện tôi có công việc ổn định hơn 5 năm nay từng nuôi con một mình. Vậy xin quý luật gia tư vấn giùm tôi phải làm thế nào vì tôi ko muốn cô ấy nhận bất kỳ con nào vì sau đó cô ấy sẽ lại đi và bỏ mặc hoặc gửi con cho người khác. Rất mong quý luật cho tôi lời chỉ giáo.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

 

>> Vấn đề giành quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn

 

>> Quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Theo đó, để có thể giành quyền nuôi tất cả các cháu, anh sẽ cần bắng chứng chứng minh: (1) anh có đủ khả năng nuôi và đảm bảo các cháu được chăm sóc với điều kiện tốt nhất, (2) vợ anh sẽ không trực tiếp nuôi các cháu mà sẽ giao con cho người khác nuôi và không đảm bảo quyền lợi của các cháu.

 

===============

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

kính chào luật sư. Tôi tên Nam năm nay tôi 36 tuổi, tôi đã kết hôn với vợ tôi được 10 năm và có 1 cháu trai 10 tuổi. Nhưng khoảng thời gian gần đây vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và ngày càng trầm trọng, không thể sống với nhau được nữa. Tôi là 1 giáo viên ,đã vào biên chế, tôi còn 1 mẹ già có lương hưu nhưng không sống cùng vợ chồng chúng tôi. Còn cô ấy là 1 nhân viên nhưng đang hợp đồng ngắn hạn. Vậy cho tôi xin hỏi khi ly hôn tôi có khả năng giành quyên nuôi con hay không. Vì không muốn dài dòng và mất thời gian của luật sư nên tôi chỉ hỏi văn tắt như vậy. Cảm ơn luật sư và mong luật sư trả lời sớm cho tôi.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

>> Giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

=================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Giành quyền trực tiếp nuôi 2 con khi ly hôn

Em là Hảo năm nay 30 tuổi, vợ chồng em sống với nhau có 1 con lớn 3.5 tuổi, con nhỏ vẫn trong bụng em nhưng do vợ chồng sống với nhau không còn tình cảm và sự tôn trọng. Chồng em không chấp nhận li dị bắt phải đẻ xong thì mới kí đơn. Cho em hỏi nếu em li hôn trước khi đẻ thì em có quyền nhận nuôi con gái đầu không ạ? Còn nếu sau khi đẻ em muốn li hôn thì tòa có giải quyết cho em nuôi 2 con không ạ (vì em biết chắc chồng em không đồng ý cho e nuôi cả 2)?

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: Luật hôn nhân và gia đình  năm 2014 hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng. Vì vậy, chị có quyền yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn mà không bị hạn chế.

 

Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con: Theo nguyên tắc, khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ trực tiếp nuôi trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi và chăm sóc con. Vì vậy, đối với đứa con thứ 2 thì chị sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với con trên 3,5 tuổi thì việc giành quyền nuôi con của hai bên vợ, chồng là ngang nhau và việc ai giành được quyền trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào khả năng đảm bảo tốt nhất cho con về mọi mặt so với bên còn lại. Vì vậy, tại thời điểm hiện nay đứa con đầu đã trên 3 tuổi việc chị ly hôn tại thời điểm đang mang thai hay thời điểm đã sinh con không ảnh hưởng tới việc giành quyền nuôi đứa con trên 3 tuổi. Việc giành quyền trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào các yếu tố sau: Thu nhập ổn định hàng tháng; điều kiện về chỗ ở; điều kiện về thời gian chăm sóc con;...

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo