Phạm Diệu

Đưa con đi định cư ở nước ngoài sau khi ly hôn

Thực tế có rất nhiều trường hợp, sau khi ly hôn một bên cha hoặc mẹ muốn đưa con ra nước ngoài định cư nhưng không được sự đồng ý của bên còn lại, vậy pháp luật hiện hành có quy định cụ thể như thế nào về vấn đề này? Để được giải đáp cụ thể, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề nuôi con sau ly hôn

Hiện nay có rất nhiều tranh chấp liên quan đến việc một bên cha hoặc mẹ đưa con ra nước ngoài định cư sau khi ly hôn, việc đưa con ra nước ngoài định cư sau khi ly hôn sẽ làm hạn chế quyền thăm non, chăm sóc của bên còn lại.

Do đó, phát sinh rất nhiều tranh chấp về vấn đề này, nếu bạn gặp trường hợp này và chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn để được giải đáp kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về vấn đề đưa con ra nước ngoài định cư sau khi ly hôn

Nội dung cụ thể như sau: Xin chào luật Minh Gia! Tôi có thắc mắc xin được hỏi như sau: tôi và vợ có 1 con chung 1 tuổi, chúng tôi quyết định ly hôn tự nguyện, không có tranh chấp tài sản, vợ tôi có người em họ ở Úc, muốn nhận con trai tôi làm con nuôi và bảo lãnh qua Úc cả 2 mẹ con, xin hỏi là nếu không có sự đồng ý của tôi thì vợ tôi có quyền đưa con tôi đi định cư nước ngoài hay không trong trường hợp khi ly hôn tôi nhường quyền nuôi con cho vợ? Tôi phải làm gì để giữ con tôi ở lại Việt Nam, hoặc đi thì tôi muốn con tôi sau khi đủ 16 tuổi mới đi.

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia, Luật Minh Gia xin tư vấn cho anh như sau:

Theo khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Vì vậy, việc đưa trẻ em ra nước ngoài để có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế là một việc làm phù hợp pháp luật. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, chị hoàn toàn có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của anh.

Mặt khác, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tình huống của anh hiện nay, khi xét xử vụ án ly hôn, anh chị đã thỏa thuận về quyền nuôi con. Về nguyên tắc người có quyền nuôi con được phép mang con ra nước ngoài phải xin ý kiến của người kia. Các bên có quyền khởi kiện ra tòa về vấn đề này và tòa có thể quyết định thay đổi người nuôi con, giao con cho người ở Việt Nam. Nếu anh cảm thấy việc chị đưa cháu đi định cư nước ngoài không tốt cho sự phát triển của cháu, anh có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thay đổi người nuôi con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật Hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo