Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Luật sư cho em hỏi tư vấn về trường hợp hai người chung sống như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn thì vấn đề chia tài sản sẽ được giải quyết như nào theo quy định của pháp luật thể nào? cụ thể: Em tên là T. Xin tư vấn cho em về việc vợ chồng em ly hôn. Em kết hôn nhưng không đăng ký giấy kết hôn. Vậy khi ly hôn thì tài sản chia như thế nào? Em có được hưởng phần tài sản của bên chồng em cho khi cưới em không? Em xin cảm ơn.

chia-tai-san-jpg-11062014082115-U18.jpg

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi đề nghị tư vấn, trường hợp của bạn Công ty Luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin chúng tôi được cung cấp thì bạn đang hỏi về vấn đề chia tài sản của người chung sống như vợ chồng thì giải quyết thế nào? tuy nhiên do bạn không xác định thời gian chung sống, thời gian hình thành tài sản và thời điểm ly hôn, nên chúng tôi tư vấn và phân tích quy định pháp luật như sau để bạn đối chiếu, tham khảo.

Căn cứ điểm b khoản 3 – Nghị quyết 35/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“3.Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thìđược khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì đượcTòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thìcó nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệulực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng kýkết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn củaLuật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồngmà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu cóyêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng;nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.”

Như vậy theo điểm b khoản 3 nêu trên nếu anh chị chung sống như vợ chồng từ sau năm 2003 đến nay thì không được pháp luật coi là vợ chồng thì về nguyên tắc tài sản của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó nên phần tài sản của bên nhà chồng chị cho khi cưới, chị không có quyền hưởng. 

Trường hợp vợ chồng chị chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng mặc dù không có đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì tài sản trong thời gian chung sống là tài sản chung của hai vợ chồng, vì thế phần tài sản của bên nhà chồng cho cả hai người khi cưới là tài sản chung. Vậy nên về nguyên tắc, phần tài sản này sẽ chia đôi.

Hiện tại vấn đề tài sản chung căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".

- Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng, phân chia di sản thừa kế

Nội dung câu hỏi: Xin chào luật sư Luật Minh Gia, tôi muốn luật sư giải đáp về việc phân chia tài sản đúng theo pháp luật. Cụ thể như sau: Gia đình tôi gồm có: Ba, mẹ, bà nội, anh, chị và tôi là út trong gia đình. Ba mẹ tôi lấy nhau vào năm 1975 và sinh được 3 người con. Tuy nhiên, sau đó ba mẹ tôi có mâu thuẫn với nhau vì ba tôi có ngoại tình với người khác và ba tôi sống ly thân với mẹ tôi để ở với người đàn bà khác T từ 1992 đến 2017. Trong thời gian ba tôi ở với bà T thì ba tôi có lập doanh nghiệp tư nhân xăng dầu vào năm 2003, cùng với các tài sản khác như nhà cửa, một vài miếng đất khác cho người ta thuê. Ba tôi và bà T ở cùng với nhau như hai vợ chồng và cùng kinh doanh, điều hành doanh nghiệp xăng dầu. Nhưng đến giữa năm 2017, không may ba tôi đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông và không có di chúc của ba tôi để lại thừa kế. Sau khi cả gia đình tôi và bà T cùng lo hậu sự cho ba tôi xong, thì cả 2 bên bàn tính đến chuyện phân chia tài sản. Trước đó, bà T tự mình soạn một bản cam kết về việc sở hữu những chiếc xe do ba tôi đứng tên. Trong đó, bà T sở hữu một chiếc xe hơi 5 chỗ; còn anh, chị và tôi mỗi người sở hữu một chiếc xe gắn máy và đã được 2 bên thỏa thuận, ký tên và công chứng tại cơ quan nhưng sau đó mẹ tôi không đồng ý vì chưa thông qua ý kiến của mẹ tôi và yêu cầu bà T phải hủy cam kết trên để phân chia đúng theo pháp luật nhưng bà T không chấp nhận. Còn tài sản doanh nghiệp xăng dầu, bà T vẫn còn điều hành hoạt động đến nay và một số nhà cửa và miếng đất khác vẫn còn cho người ta thuê,... Bà Tmuốn phân chia tổng tài sản trên theo thỏa thuận là 50% là của bà T, 50% còn lại thuộc về bà nội, anh, chị và tôi, còn riêng phần mẹ tôi thì không có, lý do là ba mẹ tôi cưới nhau mà không có giấy đăng ký kết hôn. Còn gia đình tôi thấy cách phân chia tài sản theo thỏa thuận của bà T là không công bằng và quá có lợi cho bên bà T. Vì thế, gia đình tôi thì muốn phân chia tài sản công bằng, theo đúng quy định pháp luật. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư một số câu hỏi mong luật sư có nhiều kinh nghiệm giải đáp thật chi tiết rõ ràng và chính xác nhất. Cụ thể như sau:

1/ Ba mẹ tôi lấy nhau năm 1975 mà không có giấy đăng ký kết hôn thì pháp luật có công nhận không? 2/ Quan hệ giữa ba tôi và bà T có phải là quan hệ bất chính và vi phạm pháp luật hay không? Còn nếu vi phạm pháp luật thì tòa sẽ xử và phân chia tài sản như thế nào đối với bà T? 

3/ Về việc phân chia tài sản theo thỏa thuận của bà T như trên đã hợp lý, chính xác chưa và có lợi cho bên bà T không theo quy định pháp luật? Còn nếu gia đình tôi không đồng ý muốn kiện ra tòa thì phân chia tài sản đúng theo quy định pháp luật là như thế nào? (Được biết: Ba tôi và bà T cùng đứng tên sở hữu doanh nghiệp tư nhân xăng dầu, còn về nhà cửa đất đai cho người ta thuê thì có một số bà T có đứng tên cùng với ba tôi, còn những tài sản khác như tiền gửi ngân hàng, cho người ta vay,... thì gia đình tôi chưa thể nắm được hết thì phải làm thế nào để thống kê hết tổng giá trị tài sản của ba tôi mà bà T đang nắm giữ? ).

4/ Mẹ tôi có quyền yêu cầu hủy tờ cam kết trên của bà T tự soạn ra không? Nếu tiền ba tôi có gửi trong ngân hàng thì bà T có thể rút ra được không?

5/ Đối với trường hợp kiện ra tòa thì gia đình tôi cần phải làm gì .

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, vấn đề bố mẹ chị khong đăng ký kết hôn

Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 35/2000/Qh10 về giải quyết một số vấn đề liên quan tới quan hệ hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

"3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

... (đã trích dẫn tại phần trên)

Từ đó có thể hiểu nếu bố mẹ bạn sống chung với nhau như vơ chồng trước năm 1987, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại bố mẹ bạn đã không còn sống với nhau thì mối quan hệ của bố mẹ bạn không được xác nhận là mối quan hệ vợ chồng hợp pháp/

Thứ hai, về mối quan hệ giữa bố bạn và bà T

Do Nhà nước không thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa bố bạn và mẹ ban nên việc bố ban sống chung với người khác không bị coi là vi phạm pháp luật.

Thứ ba, vấn đề phân chia di sản thừa kế.

Do bố bạn và bà T sống chung với nhau như vợ chồng, nên sau khi bố bạn mất thì tài sản của bố bạn và bà T được giải quyết theo Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Cần xác định phần di sản của bố bạn để lại trong khối tài sản được tạo lập cùng với bà T. Nếu giữa bố bạn và bà T có thỏa thuận về tài sản thì phần di sản của bố bạn để lại được xác định theo thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận thì di sản của bố bạn được xác định bao gồm các tài sản bố bạn có đăng ký quyền sở hữu hoặc chứng minh được đây là tài sản của bố bạn; những tài sản tạo lập chung với bà T (sau khi đã thanh toán giá trị cho bà T). Việc bà T có được thanh toán 50% giá trị trong khối tài sản đó hay không phụ thuộc vào việc chứng minh công sức đóng góp của bà T trong đó.

Theo đó, trường hợp bố bạn mất không để lại di chúc thì toàn bộ di sản của bố bạn được chia theo pháp luật theo Điều 651 Bộ luât dân sự 2015. Cụ thể:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.’’

Như vậy, những người thừa kế hợp pháp của bố bạn chỉ bao gồm ông bà nội của bạn cùng các con ruột của bố. Mẹ bạn và bà T đều không phải là người thừa kế theo pháp luật của bố bạn vì không được xác định là vợ hợp pháp của bố bạn.

Thứ tư, vấn đề về rút sổ tiết kiệm

Trong trường hợp sổ tiết kiệm này là tài sản của bố bạn thì bố bạn có quyền sở hữu đối với giá trị tiền trong sổ tiết kiệm, bao gồm các quyền sau theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Việc sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được quy định tại Điều 191 Bô luật dân sự 2015 như sau:

Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.”

Vì vậy, bà T không thể rút được tiền trong sổ tiết kiệm của bố bạn nếu không có văn bản đồng ý của bố bạn lúc bố bạn còn sống, tài sản này cũng được xác định di sản để chia theo pháp luật. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được vấn đề tài sản, gia đình bạn có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, hồ sơ bao gồm :

- Đơn khởi kiện

- Các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của bố bạn

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế

- Các giấy tờ tùy than của những người thừa kế

- Giấy chứng tử của bố bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo