Lại Thị Nhật Lệ

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn giải quyết thế nào là vướng mắc của đa phần các bậc cha mẹ khi thấu hiểu được nỗi đau và sự tổn thương mà con cái họ phải gánh chịu. Do đó, ai cũng muốn bù đắp phần nhiều thời gian cho con của mình. Họ sẵn lòng trực tiếp được nuôi dưỡng, chăm sóc, chở che, tạo môi trường sống tốt nhất cho con. Do đó, khi không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con, Tòa án là sự lựa chọn tốt nhất.

1. Luật sư tư vấn giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn

Ngày nay, ly hôn không còn là hiện tượng bất thường trong xã hội nữa. Số lượng vụ ly hôn ngày càng tăng đồng nghĩa với việc càng nhiều đứa trẻ trở thành nạn nhân vô tội chứng kiến sự việc đau lòng của người lớn. Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình cảm của cha, mẹ, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách. Do vậy, việc sống cùng với ai cũng quyết định phần nào tính cách con người của con trẻ.

Khi ly hôn, có hai vấn đề thường xảy ra tranh chấp đó là tranh chấp về tài sản chung và tranh chấp về quyền nuôi con. Mặc dù đã có những quy định cụ thể về người trực tiếp nuôi con nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề khó giải quyết.

Nếu có những vấn đề thắc mắc về quyền nuôi con,quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia để được kịp thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc.

2. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn giải quyết thế nào?

Câu hỏi:

Em gái em lấy chồng cưới nhau được 4 năm rồi, có 1 bé gái trên 3 tuổi, bố là Bộ đội đi làm xa, nên con ở với em ấy và ở chung với Ông bà ngoại mặc dù Ông bà nội cũng ở gần, nhưng do bận công việc không giữ giùm cháu được nên e ấy ở ngoại để có ngươi giữ con cho  e ấy đi làm.

Tuy nhiên thời gian này mâu thuẫn càng nghiêm trọng, khi phát hiện chồng em ấy nợ rất nhiều tiền: (nợ từ trước khi lấy nhau) nhưng khoản nợ này thì chỉ người đó biết chứ em ấy cũng không biết bao nhiêu. Hàng tháng cũng không chu cấp tiền cho 2 mẹ con, 2 mẹ con chỉ có trông nhờ phía ngoại.

Lương e ấy thi la giáo viên chưa được biên chế nên chỉ được hơn 1 triệu/1tháng nên e ấy rất muốn li hôn (vì hoàn cảnh xa chồng, chồng thì nợ nần nhiều (nhưng không rõ bao nhiêu) và không có bằng chứng, nhưng lại sợ là con 3 tuổi thì người đó thu nhập cao hơn sẽ giành được quyền nuôi con, chồng làm Bộ đội (lương hơn 8 triệu/1tháng).

Xin công ty tư vấn có cách nào giúp e ấy có thể giành được quyền nuôi con không? do sợ mất con nên e ấy không dám ly hôn mà chờ con hơn 7 tuổi để nó được quyền chọn ở với mẹ, cảm ơn công ty.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất về vấn đề giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân gia đình quy định cụ thể về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quyền yêu cầu ly hôn"

Căn cứ quy định pháp luật trên thì:

- Nếu vợ chồng cùng thỏa thuận ly hôn thì có quyền làm đơn gửi lên Tòa án yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì vợ hoặc chồng có quyền làm đơn xin ly hôn và gửi kèm hồ sơ giải quyết ly hôn đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Như vậy, nếu em gái bạn muốn ly hôn nhưng người chồng không đồng ý thì em dâu bạn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn nếu có căn cứ như trên.

Thứ hai về tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình về quyền nuôi con, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định"

Căn cứ theo quy định trên thì:

- Khi vợ chồng ly hôn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thứ ba về điều kiện giành quyền nuôi con

Cháu bạn hiện nay đã trên ba tuổi  (trên 36 tháng tuổi) do đó Tòa án sẽ xem xét về điều kiện kinh tế vào điều kiện tinh thần của bố và mẹ xem ai có điều kiện tốt hơn thì giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng bao gồm: Điều kiện kinh tế và điều kiện về tinh thần. Điều kiện kinh tế như: mức thu nhập hàng tháng, tài sản hiện có, nhà ở hợp pháp v.v.. và điều kiện tinh thần: thời gian quan tâm chăm sóc con, đạo đức, phẩm chất của bố và mẹ v.v.. 

- Mức thu nhập hàng tháng chỉ là một trong những căn cứ để giành quyền nuôi con, bạn có thể chứng minh quyền nuôi con của mình thông qua tài sản hiện có, nhà ở hợp pháp - nếu chưa có nhà riêng thì có thể thông qua nhà ở của bố mẹ đẻ. Ngoài ra, em gái bạn có thể chứng minh công việc của bố cháu thường xuyên phải đi công tác xa không quan tâm chăm sóc cháu và thời gian gần đây không thăm non, không phụ cấp nuôi con v.v...

Đối với khoản nợ mà chồng của em gái bạn nợ trước khi kết hôn thì được xác định là nợ riêng, em gái bạn không có trách nhiệm chi trả. Em gái bạn có thể cung cấp giấy tờ về khoản vay nợ để yêu cầu Tòa án giải quyết và căn cứ vào đó để giải quyết quyền nuôi con. 

Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, giấy tờ, tài liệu mà hai bên cung cấp để giải quyết quyền nuôi con. 

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo