LS Vy Huyền

Tự ý vào nhà người khác lấy tài sản thì bị xử lý thế nào?

Trường hợp thứ nhất : Tôi có người em do đánh đề thiếu nợ chủ đề 8 triệu, đến ngày hẹn trả tiền nợ, em tôi chưa thu xếp được nên chủ đề đã đưa thuê người lên quán tháo lấy ti vi trị giá 12 triệu 500 nghìn? Nếu làm đơn tố cáo trước pháp luật người chủ đề có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Người đó mang tội gì, xử lí như thế nào ?

 

Nội dung tư vấn: Trường hợp thứ hai: bạn tôi vay vốn làm ăn của một người 20 triệu đồng, người này tính lãi 7000d / 1 triệu/ 1 ngày, bạn tôi đã trả lãi vài lần, và một lần người nhà đến trả 12 triệu, sau đó do điều kiện khó khăn nên tính đến thời điểm này đã 8 tháng bạn tôi chưa trả được lãi, người cho vay tính lãi lên 40 triệu đồng, sau khi chưa trả được tiền, người cho vay đã đến nhà bạn tôi lấy đi 5 con chim cu gáy trị giá 3 triệu/ 1 con, như vậy người này mang tội gì? Xử lí như thế nào? Xin luật sư tư vấn cho tôi rõ hai trường hợp trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trường hợp thứ hai: bạn tôi vay vốn làm ăn của một người 20 triệu đồng, người này tính lãi 7000d / 1 triệu/ 1 ngày, bạn tôi đã trả lãi vài lần, và một lần người nhà đến trả 12 triệu, sau đó do điều kiện khó khăn nên tính đến thời điểm này đã 8 tháng bạn tôi chưa trả được lãi, người cho vay tính lãi lên 40 triệu đồng, sau khi chưa trả được tiền, người cho vay đã đến nhà bạn tôi lấy đi 5 con chim cu gáy trị giá 3 triệu/ 1 con, như vậy người này mang tội gì? Xử lí như thế nào? Xin luật sư tư vấn cho tôi rõ hai trường hợp trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Đối với trường hợp thứ nhất

 

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc vay nợ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên là bên vay nợ và bên được vay nợ, theo đó, hai bên tự thỏa thuận với nhau về khoản tiền vay nợ cũng như thời hạn trả nợ. Nếu như hết thời hạn trả nợ mà em trai bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay nợ có quyền gửi đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân quận, huyện nơi em bạn cư trú để yêu cầu giải quyết.

 

Nếu hết thời hạn trả nợ mà bên cho vay nợ thuê người đến nhà em bạn lấy ti vi để trả nợ mà chưa được sự đồng ý của em bạn hoặc tự ý vào nhà khi gia đình em trai bạn đi vắng thì người đó có thể bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản theo điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

 

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

…”

 

Nếu tại thời điểm người được thuê đòi nợ đến nhà em bạn tự ý tháo ti vi mà gia đình em bạn có mặt ở nhà nhưng bên đòi nợ có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm uy hiếp tinh thần em trai bạn, buộc em bạn phải giao tài sản thì trường hợp này có thể bị truy cứu về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

 

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

 

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

…”

 

Như vậy, việc người khác xâm phạm vào nơi ở chiếm giữ tài sản của gia đình em trai bạn là trái với quy định của pháp luật, do đó, em trai bạn có quyền trình báo với cơ quan công an xã phường nơi em bạn cư trú để yêu cầu giải quyết.

 

Đối với trường hợp thứ hai

 

Căn cứ theo quy định tại điều 468 Bộ luật dân sự 2015 về lãi suất:

 

Điều 468. Lãi suất

 

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

 

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

 

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

 

Như vậy, theo quy định trên thì trong hợp đồng vay mượn hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phần lãi suất, nhưng không được vượt quá 20%/1 năm. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn vay 20 triệu để lấy vốn làm ăn với lãi suất 7000 đồng/1 triệu/1ngày (khoảng 70%/1 năm) phần lãi suất này vượt quá lãi suất quy định của pháp luật.

 

Trường hợp bên cho vay nợ tự ý vào nhà bạn lấy đi 5 con chim cu thì bạn có thể báo với cơ quan công an xã, phường nơi bạn cư trú về hành vi này, theo đó, cơ quan điều tra sẽ xem xét mức độ phạm tội cũng như tính chất của hành vi phạm tội để truy cứu về tội trộm cắp tài sản (điều 173) hay cưỡng đoạt tài sản của người khác theo điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

 

Trân trọng.

CV tư vấn: Thúy Vân - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo