Luật sư Trần Khánh Thương

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích

Chào văn phòng luật sư. Tôi có thắc mắc muốn bên luật sư tư vấn vào buổi tối tôi cùng 03 người đi ăn sinh nhật trên dốc lồ yên lạc, trên đường trở về khi đi qua xã đạo đức thì gặp nhóm thanh niên bên đạo đức chặn xe giữa đường tôi điều khiển xe máy chở x đi qua rồi, còn xe sau do t chở t bị chặn lại đánh và x bảo tôi dừng xe.

 

A ý đi quay lại can ngăn nhóm thanh niên kia không đánh 02 ng bạn nữa trong lúc đó thì bị nhóm thanh niên kia quay sang cầm hung khí đuổi đánh, khi a ý chạy và bị ngã trong lúc đó a ý cầm con dao gọt hoa quả và cầm chống cự nhóm thanh niên kia và trong số đó 1 thanh niên bị a ý đâm 3 nhát vào phần mềm thương tích khoảng 50%. và bên tôi 02 người cũng bị thương và chưa rõ thương tích, chúng tôi không có mẫu thuẫn gì và cũng không biết nhóm thanh niên kia tại sao lại đánh bọn tôi và chúng tôi cũng không biết họ là ai? vậy văn phòng luật sư cho tôi được hỏi. khi bị khởi tố thì anh x kia bị rơi vào khung hình khoản mấy?( anh x vừa đi tù 4 năm về và vẫn đang trong thời gian thử thách) và trong tình huống đấy có được coi là tự vệ không? còn nhóm thanh niên kia có phải đánh nhau có tổ chức không và khi khởi tố thì bên nhóm thanh niên đạo đức có bị khởi tố không? trong tình huống này anh x có tình tiết nào giảm nhẹ khung hình phạt không? xin cảm ơn quý cơ quan

 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin anh cung cấp, hành vi của anh X có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác được quy định tại Điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

 

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

d) Tái phạm nguy hiểm;

 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

 

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

…”

 

Anh X sử dụng dao đâm ba nhát vào người bị hại, gây thương tật 50%. Trường hợp này, anh X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 134 BLHS.

 

Việc anh X đã từng bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 (tội rất nghiêm trọng). Căn cứ quy định tại Điều 53 BLHS:

 

“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

 

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

 

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

 

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”

 

Do anh không nói rõ trước đây anh X phạm tội gì nên chúng tôi không thể kết luận anh X tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Trường hợp này, hội đồng xét xử sẽ xem xét hồ sơ của anh X để kết luận anh X tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Đây được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của anh X theo điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS.

  

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, anh tham khảo quy định tại Điều 51 BLHS để biết những tình tiết giảm nhẹ có thể áp dụng khi truy cứu TNHS với anh X.

 

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

…”

 

Về việc truy cứu TNHS đối với nhóm thanh niên kia. Nếu nhóm thanh niên đó gây tổn hại sức khoẻ cho bên anh đến mức độ nhất định (theo khoản 1 Điều 134 nêu trên) thì mới bị truy cứu TNHS. Còn nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11%, không sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm, không gây cố tật... thì chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.

 

Trân trọng!

Luật gia: Khánh Thương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo