Nguyễn Ngọc Ánh

Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản xử lý thế nào?

Tôi có một trường hợp sau: cách đây 5 năm tôi có mở kinh doanh gần nhà một chị giáo viên ,do qua lại và quen biết một thời gian ngắn ,chị ta đến cửa hàng của tôi nói với tôi phụ huynh học sinh của chị ta co một mảnh đất muốn bán.Chị ta ko có tiền nên rủ tôi mua chung,chị nói mua xong thì có người mua lại có lãi luôn,

 

Nội dung yêu cầu: Tôi không nghi ngờ gì bởi chị ta là giáo viên,nên tôi bảo đưa tôi đi xem đát chị ta có đưa tôi đên một mảnh đất xem xong khi quay về tôi bảo chị ta dẫn đến chủ nhà chị ra đồng ý ,nhưng trước khi đến nhà chị ta có dặn là:phụ  huynh đó do chị dạy con nhà ông ta nên chị kể nể với ông ý là nhà đất trật người đông không có tiền mua đắt thì bảo ông ý nể chị ta dạy con ông ông mới bán cho chị,còn người khác thì ông ta không bán với giá rẻ đó,tôi đồng ý chỉ đóng vai người đi cùng,nhưng đi đên nửa đường chị ta nói ,gọi điện ông ý không có nhà,.Xong tôi và chị ta về nhà,mấy hôm sau chị ta giục tôi đưa tiền cho chị ta và chị ta cũng có 400'000.000 tôi đưa cho 100.000.000  để đi đặt cọc không có bên kia họ mua giá cao hơn ông ta bán mất,tôi không nghi ngờ gì tôi đã mượn tiền của bố chồng tôi đưa cho chị ta.Được khoang chục hôm chị ta bảo giờ phải chạy thêm một ít để đưa cho ông ta đi làm sổ sang tên và chuyển đổi đất,tôi lại đi vay và cứ thế trong vòng một tháng tôi phải chạy đông đốc vay lãi nặng để đưa cho chị ta mỗi khi chi ta đưa ra các lý do.Tổng tôi đưa cho chị ta sau vài lần là 190.000.000₫ . Sau khi tôi đưa cho chị ta số tiền đó khoang 10 ngày sau tôi hỏi sổ sang tên xong chưa thì chị ta biện lý do nọ lý do kia khoảng 40 lần chị ta biện lý do lừa dối tôi,sau khi không còn được lý do nào nữa thì chị trả lời tôi là đất bán rồi nhưng chị không trả tôi một đồng nào từ ngày đó đến nay,tôi có viết đơn lên tòa án nơi chị ta sinh sống  thì họ  trả lời tôi giải quyết dân sự.Vậy tôi xin Công ty tư vấn cho tôi để làm sao tôi có thể kết tội chị ta vào án hình sự ạ.Chân trọng cảm ơn!

 

 

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của chị được tư vấn như sau:

 

Theo nội dung vụ việc trên, có thể thấy được người giáo viên đã lợi dụng lòng tin của chị để yêu cầu chị cung cấp một khoản tiền nhằm phục vụ mục đích của mình. Tuy nhiên, khi chưa thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội thì chưa thể đưa ra kết luận chính xác về hành vi của đối tượng này. Vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp; tố giác kịp thời hành vi vi phạm tới Cơ quan có thẩm quyền thì chị có quyền gửi đơn tố giác hoặc trực tiếp tố giác tội phạm tại Cơ quan công an theo quy định tại Điều 144 BLTTHS 2015.

 

Trên cơ sở tố giác của công dân, nếu hành vi có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan công an trong phạm vi thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và bắt đầu điều tra làm rõ.

 

“Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

 

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

 

1. Tố giác của cá nhân;

 

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

 

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

 

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

 

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

 

6. Người phạm tội tự thú.

 

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

 

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng...”

 

Căn cứ vào nội dung tố giác cùng các tài liệu, chứng cứ đi kèm thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm làm rõ hành vi của đối tượng bị tố giác, trường hợp có kết quả giải quyết tố giác thì Cơ quan này có trách nhiệm thông báo lại cho chị biết.

 

Trường hợp có đủ chứng cứ để khẳng định cá nhân người giáo viên bằng thủ đoạn gian dối, lợi dụng lòng tin nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của chị thì đối tượng này sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015. Bên cạnh chịu chế tài của Nhà nước thì cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phải có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt được của chị.

 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;...".

 

Điều 30 BLTTHS 2015 quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

 

" Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.".

 

Vậy, để đảm bảo quyền lợi thì chị nên có mặt tại phiên tòa, cũng như đề đạt rõ mong muốn chủ quan để HĐXX xem xét, giải quyết tại phiên tòa.

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo