Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về mức phạt tù với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nội dung yêu cầu tư vấn: Với “mác” làm việc tại Công ty TNHH R. R, thuộc KCN N, huyện An Dương. V.V. Đức, sinh 1984, ở thôn An. P, xã A.H, huyện A.D, đã lừa của anh N.T.Nghiêm một khoản tiền khá lớn…

 
Trước đó, do có một số mối quan hệ xã hội nên Đức đã vay tiền của Nghiêm và nhiều người khác nhưng chưa trả được. Muốn nhanh có tiền trả nợ và ăn tiêu nên Đức nảy sinh ý định dùng thủ đoạn tiếp tục chiếm đoạt tiền của Nghiêm. Để tung chiêu, Đức đã nói dối là Công ty R.R, nơi Đức làm việc hiện có 15 tấn nhôm đang cần thanh lý với giá 800 triệu đồng và biết có khách ở Hà Nội muốn mua với giá 900 triệu đồng, lãi 100 triệu đồng. Để tạo niềm tin cho Nghiêm, Đức gặp H.C. Nghĩa, sinh 1982, ở 23/855 Tôn Đ. T, S.Dầu, H. Bàng, làm cùng công ty với Đức, nhờ xác nhận với Nghiêm về việc công ty có 15 tấn nhôm thanh lý và Nghĩa đồng ý. Nghe bùi tai, cộng với tin tưởng Đức, Nghĩa nên Nghiêm đã đồng ý mua nhôm.

Đến chiều 16-4-2014, tại quán nước đối diện cổng phụ KCN N, Nghiêm đưa cho Đức số tiền 100 triệu đồng, Nghĩa cũng có mặt tại đó. Theo yêu cầu của Nghiêm, Đức đã viết giấy biên nhận số tiền 100 triệu đồng có chữ kí của Đức và Nghĩa; ngoài ra phải lập hợp đồng mua bán nhôm thì đến ngày 18-4-2014, Nghiêm sẽ giao tiếp 400 triệu đồng nữa. Thấy “con mồi” đã gần cắn câu, Đức tiếp tục dùng chiêu trò để lập hợp đồng mua bán.
Hắn đã vào phòng hành chính của Công ty R.R, thấy con dấu chức danh của ông T.D Minh, nguyên trưởng phòng chưa bị hủy (ông Minh đã nghỉ việc từ năm 2012), nên đã “vẽ” ra một hợp đồng mua bán mà một bên đại diện là ông T.D. Minh bán 15 tấn nhôm cho N.T Nghiêm với giá 800 triệu đồng. Đức ký giả chữ kí ông Minh, đồng thời đóng dấu chức danh của ông Minh vào hợp đồng này.

Đến sáng 18-4-2014, Nghiêm đi cùng em rể là Thắng đến gặp Đức tại Công ty R.R và lấy hợp đồng mua bán nhôm. Vẫn chưa tin tưởng bản hợp đồng này nên Nghiêm yêu cầu phải có cả dấu của Công ty R.R thì mới giao tiền cho Đức.

Biết là không thể có dấu của công ty để đóng vào hợp đồng nên Đức tìm cách thỏa thuận với Nghiêm sẽ đưa thêm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngôi nhà gia đình Đức đang ở để làm tin. Thấy vậy Nghiêm đồng ý.

Đến 14h cùng ngày, Nghiêm và Thắng đến Công ty R.R, giao cho Đức số tiền 400 triệu đồng. Đức đưa hợp đồng mua bán nhôm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố đẻ là ông Vũ Xuân Hòa cho Nghiêm, đồng thời viết giấy biên nhận tiền theo mẫu Nghiêm đưa. Do trước đó Đức còn nợ Nghiêm số tiền lãi 20 triệu đồng nên Nghiêm yêu cầu Đức khi viết giấy biên nhận mới cộng cả vào cùng với số tiền 100 triệu đưa trước đó, tổng cộng là 520 triệu đồng.

Sau khi nhận được tiền của Nghiêm, khoảng 1 tuần sau, Đức đưa lại cho Nghiêm 100 triệu đồng và nói là đây là tiền do khách mua nhôm đặt cọc và xin lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chẳng nghi ngờ gì, Nghiêm đưa ngay giấy cho Đức. Sau khi lừa được khoản tiền lớn, Đức đã mang 300 triệu đồng để đi trả nợ, ăn tiêu và không chia cho Nghĩa đồng nào.

Đến ngày 21-9-2014, không thấy Đức giao nhôm như thỏa thuận, Nghiêm nóng ruột đi tìm hiểu và lúc này anh mới “tá hỏa” khi biết Công ty R.R không hề có nhôm bán như lời hứa hẹn của Đức và Nghĩa. Nghiêm đã nhanh chóng làm đơn trình báo gửi Cơ quan CSĐT - CAH An Dương về việc bị Vũ Việt Đức lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Sáng 7-7, TAND TP xét xử vụ án trên đối với V.V Đức và H.C Nghĩa. Được biết, gia đình Nghĩa đã bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho phía bị hại mặc dù Nghĩa không hề được Đức chia cho đồng tiền chiếm đoạt nào. Trong vụ án, Đức có vai trò chủ mưu tích cực, Nghĩa chỉ tham gia với vai trò giúp sức, tuy nhiên cả 2 bị cáo đều thành khẩn khai báo, phạm tội lần đầu, lại tìm cách khắc phục hậu quả nên HĐXX quyết định giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo nhưng vẫn phải xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe.

Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, HĐXX quyết định xử phạt V.V Đức 12 năm tù và H,C Nghĩa 9 năm tù về cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139 BLHS, buộc Đức phải bồi thường số tiền 300 triệu đồng cho Nghiêm.

Như nội dung bên trên tôi muốn hỏi : Thực tế công ty đó có Nhôm phế thải để bán hàng năm và câu trả lời của Nghĩa là thật chứ Nghĩa không xác nhận với Nghiêm là Đức có hàng để bán. Vậy bản án trên dành cho Nghĩa co quá nặng hay không ?.

 

Hỏi về mức phạt tù với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hỏi về mức phạt tù với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 139* Bộ luật hình sự quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

…3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân :

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, có thể thấy trường hợp này Tòa án đã căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt để áp dụng khung hình phạt cho Nghĩa và Đức. Và căn cứ này của Tòa án là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Do đây là vụ án đồng phạm, bởi vậy việc xác định khung hình phạt của mỗi bị cáo phải căn cứ vào hành vi phạm tội thực tế của mỗi người cũng như các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà mỗi người có.

Về câu hỏi Tòa án áp dụng mức phạt tù là 9 năm cho Đức có nặng hay không? Thì có thể thấy, Theo bản án của Tòa án thì Đức phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 139 Bộ luật hình sự. Để được giảm mức phạt tù trong khung hình phạt hoặc chuyển khung hình phạt trong cùng một tội danh thì cần phải căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Đức có.

Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được Điều 46 Bộ luật hình sự quy định như sau:

“Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

K) Phạm tội do lạc hậu;

L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

M) Người phạm tội là người già;

N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

O) Người phạm tội tự thú;

P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Việc xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể phải dựa vào hồ sơ vụ án. Chỉ thông qua lời trình bày trong thư tư vấn của bạn, chúng tôi không thể đưa ra lời khẳng định về các tình tiết giảm nhẹ mà Đức có.

Song, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án bị cáo có quyền kháng cáo về nội dung của bản án sơ thẩm. Theo đó Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về mức phạt tù với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
Luật Gia: Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo