Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về bồi thường khi vô ý gây thương tích cho người khác thế nào?

Kính thưa luật sư ! Tôi năm nay 26 tuổi đã lập gia đình và đã có hai bé. Cách đây mấy tháng trong lúc làm việc ở cơ quan mấy chị em trong cơ quan mua cồn về nướng cá. Trong lúc nướng cá khi gần hết cồn có một bạn trong cơ quan tôi đã tới thêm cồn và bắt cháy vào người tôi gây bỏng nặng ( những người khác không bị gì vì mỗi mình tôi ngồi dưới gió). Tôi phải nằm viện bỏng quốc gia hết một tháng và phải phẫu thuật 3 lần để cấy ghép da. Tỷ lệ bỏng của tôi là 29% ( bỏng sâu phần cổ, ngực cánh tay trá

Nay tôi đã được ra viện nhưng vẫn còn rất đau và phải mua thuốc điều trị khá đắt. Tôi tái khám thì bác sĩ kê thuốc cho về điều trị và hẹn mỗi năm nếu bị co kéo quá thì lại tiếp tục phẫu thuật; điều trị trong vòng ba năm. Trong lúc tôi bị thì đang mang bầu bé trai và được sinh đêm hôm tôi nhập viện khi đó bé mới được tám tháng. Từ lúc sinh ra đến nay bé phải ăn sữa bột hoàn toàn. Vậy tôi xin hỏi trường hợp này tôi có thể giải quyết thế nào? Nếu giải quyết theo thỏa thuận thì nhờ luật sư hướng dẫn tôi làm biên bản giải quyết thỏa thuận. Và nếu giải quyết thỏa thuận thì mức bồi thường thế nào là hợp lý? Từ khi tôi bị đến nay bạn làm tôi bỏng mới đưa cho gia đình tôi 10 triệu nếu trường hợp tôi kiện ra tòa thì bạn ấy sẽ phải chịu những hình phạt gì ạ ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi trả lời như sau:

 

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác...”

 

Trong trường hợp của bạn, người bạn đồng nghiệp đó phải có trách nhiệm bồi thường do hành vi của người này làm bạn bị thiệt hại về sức khỏe. Bạn có thể thỏa thuận với người gây đó về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Trong trường hợp người gây thương tích không thực hiện trách nhiệm bồi thường, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã nơi bị đơn cư trú. 

 

Về việc xác định thiệt hại do hành vi gây thương tích gây ra, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm thì:

 

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định....”

  

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường được xác định như sau:


- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
 

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
 

+Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

 

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
 

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

 

Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.


 Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

 

 

 

Trân trọng.

P. Luật sư tư vấn -  Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo