Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi mua tài sản do người khác phạm tội mà có

Chào luật sư.em có mua một chiếc xe máy khác tỉnh qua 3 đời chủ em là thứ 4.em có hợp đồng mua bán của người chủ cuối bán cho em.nếu xe đó là xe ăn trộm thì bị tịch thu xe ạ.mong luật sư trả lời giúp đỡ em.em chân thành cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Trường hợp bạn mua tài sản do người khác phạm tội mà có thì theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng được xử lý như sau:

 

“Điều 106. Xử lý vật chứng

...

2. Vật chứng được xử lý như sau:

 

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

 

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

 

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

 

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

 

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

 

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

 

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

 

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

...”

 

Theo đó, nếu xác định được chủ sở hữu, người quản lý của chiếc xe thì sẽ trả lại cho chủ sở hữu, trường hợp không xác định được thì sung vào công quỹ Nhà nước.

 

Trường hợp khi mua tài sản bạn biết rõ tài sản này do người đó trộm cắp mà có được thì bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

 

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

 

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

 

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

 

đ) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

 

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

 

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

 

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

 

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

 

Trân trọng!
Cv. Nguyễn My – Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo