Luật sư Đào Quang Vinh

Điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây tai nạn chết người

Luật sư tư vấn về trường hợp vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại về tính mạng và vấn đề bồi thường thiệt hại. Cụ thể như su:

 

Chào van phòng luật sư.e có vấn đề muốn được tư vấn,cháu e khi đi làm về có điều khiển phương tiện giao thông đường thủy trọng tải khoảng 2 tấn có va chạm với một phương tiện khác đi hướng ngược lại tai nạn xảy ra làm người điều khiển phương tiện kia rơi xuống song và chết do ngạc nước ,sau khi vụ việc xảy ra thì phía bên em cũng hỗ trợ trước số tiền là 20 trieu và cử người sang để phụ lo hậu sự cho người bị nạn và như ban đâu 2 bên cũng thỏa thuận là sau khi an táng người bị nạn xong bên e sẽ hỗ trợ tiếp cho gia đình của nguoi bị nạn nên e muốn tham khảo luật sư xem trong trường hợp này thì bên em phải bồi thường bên bị nạn ở các khoảng nào nếu như lổi do người bị nạn .và các khoảng nào nếu như lổi do bên cháu em và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và nếu có thì sẽ bị phạt tù ở khung phạt nào rất mong được sự giúp đỡ của văn phòng.

 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trước hết, về các chi phí bên gây tai nạn phải chịu

 

Đối với hành vi của mình, bên gây ra lỗi phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Tại mục 2 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có quy định về chi phí bồi thường:

 

“2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

 

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

 

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

 

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

 

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

 

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

….

Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

….

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

 

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào những tiêu chí trên dựa trên thực tế để xác định mức bồi thường mà gia đình bạn sẽ được nhận còn khoản đền bù tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích và không tối đa 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

 

Trường hợp 1: Nếu lỗi do bên bị nạn

 

Khi lỗi do bên bị nạn thì cháu bạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho bên bị nạn như nêu trên

 

Trường hợp 2: Lỗi do bên cháu bạn

 

Trong trường hợp này, Vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy là những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC Tại Điều 272 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

 

“Điều 272. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy

 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.;.."

 

Do bạn không nói rõ tình trạng của cháu bạn lúc đó, cho nên tôi không thể xác định rõ ràng cho bạn mà chỉ có thể nêu ra điều luật để bạn đối chiếu và xem xét.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Ngọc Linh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo