Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn tranh chấp lối đi chung

Chào Luật sư, xin giải đáp thắc mắc về lối đi chung của 4 mảnh đất của 4 anh em tôi như sau:


Gia đình tôi co 4 anh em trai. Mẹ tôi mất sớm còn bố tôi mất năm 1986 khi bố tôi mât để lai một thửa đất. 4 anh chia đều cho nhau và được chia  là 2 người ở phía trong và 2người ở ngoài. Phía trong đã có lối đi chung 3m. Còn phía ngoài cũng có lối đi là 3.2m do đất đai ông cha ngày xưa để lại nên diện tích đất thực tế đo được nhà ai cũng dư khoảng 30m2 so với giấy CNQSDD. Khi chia đất xong giấy CNQSDD được cấp năm 2001 và không ghi có lối đi chung từ phía trong ra..nhà tôi sử dụng từ trước đến giờ không tranh chấp với ai. cho đến khi năm 2014 em tôi đòi phần 30m vuông nhà tôi dư trên diện tích làm lôi đi chung thêm ra phía ngoài rồi e tôi đi làm lại giấy CNQSDD va đươc cấp giấy CNQSDD ngày 14.11.2014 có ghi trong giấy CNQSDD 1.3m là lối đi chung. trong khi đó phía trong có lối đi 3m rồi. hỏi luật sư diện tích đó tôi có phải bỏ ra làm lối đi chung không và tôi tìm đến cơ quan nào để đề nghị giải quyết trường hợp này mong luật sư giúp.tôi xin cám ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 

Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

 

“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

 

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

 

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

 

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


Do đó, khi anh đã đồng ý để người em làm lại GCNQSDĐ có xác nhận phần đất là lối đi chung trong Giấy Chứng nhận, thì coi như 2 bên thỏa thuận về mở rộng lối đi chung. Còn phần lối đi chung đã được xác nhận từ trước, nhưng không ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các bên vẫn sử dụng bình thường, không có tranh chấp thì nó vẫn được sử dụng và xác nhận là lối đi chung.


Nếu anh không đồng ý với việc mở rộng lối đi chung  của em trai anh, anh có thể yêu cầu UBND xã giải quyết, xác định lại phần lối đi chung, và tiến hành hòa giải.

Điều 203.  Luật Đấ đai quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:


"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;"


Nếu hòa giải không thành, anh có thể gửi đơn kiện yêu cầu Tòa án nhân dân Huyện giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn tranh chấp lối đi chung. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

 

 

Trân trọng
C.V Hoàng Ngàn. Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo