Nông Bá Khu

Cách giải quyết khi công ty nợ lương nhân viên

Tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi thực hiện một công việc cụ thể theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết. Đó là một trong các yếu tố để xác định vai trò và tầm quan trọng của người lao động đối với công việc đang được giao kết.

1. Luật sư tư vấn về việc chi trả tiền lương

Tiền lương đối với hầu hết người lao động có thể được xác định là mục đích chính là cái đích mà người lao động hướng tời khi khi giao kết hợp đồng lao động. Sở dĩ nói như vậy bởi lẽ việc tham gia các quan hệ lao động với các loại công việc khác nhau, với các trình độ, kinh nghiệm khác nhau nhưng đều dẫn đến một mục đích chung đó là tạo thu nhập để phục vụ cho cuộc sống của cá nhân và gia đình. Do vậy, có thể thấy vấn đề tiền lương đối với người lao động là vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trang các doanh nghiệp không chi trả tiền lương cho người lao động với đúng số lượng và thời hạn hay còn gọi là nợ lương đang diễn ra ngày càng phổ biến. Tình trạng nợ lương này không chỉ diễn ra trong thời gian gần đây do bị ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh kéo dài mà trước đó việc nợ lương của doanh nghiệp đã phổ biến gây nên rất nhiều mâu thuẩn giữa người lao động và người sử dụng lao động, gây lên tình trạng bất ổn định trong xã hội.

Doanh nghiệp nợ lương thường do gặp khó khăn, rủi ro bất khả kháng trong kinh doanh. Nhưng thực tế cũng cho thấy, không loại trừ trường hợp một số chủ doanh nghiệp cố tình "chây ỳ", "bỏ trốn"… hoặc ngừng hoạt động bất thường vào dịp giáp Tết  nhằm trốn tránh trả lương hoặc né tránh thưởng Tết… gây nên rất nhiều bức xúc cho người lao động.

Để giải quyết các vấn đề doanh nghiệp nợ lương, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp về các vấn đề này.

2. Giải quyết khi doanh nghiệp nợ tiền lương

Câu hỏi tư vấn:

Xin chào luật sư! Tôi xin nhờ luật sư tư vấn cho tôi về Công ty nợ lương và cách giải quyết: Tôi công tác tại Công ty TNHH MTV N, nay tôi đủ tuổi nghỉ hưu (60 tuổi), đã làm các chế độ hưu trí tại BHXH, và đã nhận sổ hưu. Sắp tới gia đình tôi chuyển vào sinh sống tại TP.HCM, nhưng Công ty còn nợ tôi lương trong thời gian tôi còn làm việc, cụ thể như sau:- Từ tháng 3/2015 đến tháng1/2016, Công ty còn nợ tôi 30% của 11 tháng này là: 17.779.000đ- Từ tháng 2/2016 đến tháng 7/2016, Công ty còn nợ tôi 100% của 6 tháng này là: 33.471.000đ- Tổng cộng là: 51.250.000đ Công ty còn nợ. Tôi đã lên gặp Giám đốc Công ty, trình bày về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nhất là thời gian tới chuyển vào TP.HCM, nhưng Giám đốc chỉ hứa sẽ cố gắng giải quyết vì Công ty còn nhiều khó khăn và không có tiền, nên không thể nói cụ thể là bao giờ. Cả công ty tôi ai cũng trong tình trạng bị nợ lương những tháng trên như tôi. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm cách nào để tôi được lĩnh số tiền Công ty nợ trước đây, các bước thủ tục như thế nào? Công ty chúng tôi có sai phạm không ? Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về Nguyên tắc trả lương như sau:

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Theo đó, Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động và số tiền lãi của số tiền chậm trả cho người lao động. Dó đó, có thể thấy rằng công ty N đã có sai phạm trong việc trả lương cho nhân viên. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP  Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

“….

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, công ty N đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động. Trình tự, thủ tục để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này, như sau:

 Trước hết, bạn cần phải xác định được thời điểm quyền lợi của mình bị vi phạm. Tức là sau thời điểm nợ lương, phía công ty có thỏa thuận về việc ngày nào sẽ thực hiện thanh toán lương cho bạn không. Sau thời điểm đó mà phía công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình. Và tiếp tục gia hạn thời điểm thanh toán lương đó, và phía bạn đồng ý về việc gia hạn đó, nhưng sau thời điểm gia hạn đó, phía công ty vẫn không thực hiện và bạn không chấp thuận hành vi đó của phía công ty. Để từ đó tính thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về tiền lương giữa chị, cùng các đồng nghiệp và phía công ty. Điều 202 Bộ luật lao động 2012 quy định về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Kể từ thời điểm giữa bạn và  công ty bắt đầu có sự tranh chấp về tiền lương nợ này, phía bạn không chấp nhận sự gia hạn thanh toán lương từ phía công ty tính đến thời điểm này mà dưới 1 năm thì có thể yêu cầu Tòa Án giải quyết tranh chấp. Bạn cần tuân theo trình tự sau:

- Bạn làm đơn khiếu nại trực tiếp lên Ban Giám Đốc công ty để yêu cầu thanh toán lương.

- Nếu công ty không giải quyết quyền lợi về tiền lương cho bạn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về tiền lương lên Sở Lao động thương binh xã hội để được hòa giải.

- Trường hợp hòa giải không thành, hoặc phía công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình sau phiên hòa giải này thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện sau đây: >> Mẫu đơn khởi kiện

Trên đây là nội dung tư vấn về: Cách giải quyết khi công ty nợ lương nhân viên. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169