Luật sư Trần Khánh Thương

Viên chức chuyển sang công chức cần điều kiện gì?

Pháp luật quy định về viên chức hiện nay là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức một cách khách quan công bằng và hiệu quả trên thực tế. Vậy Luật viên chức hiện nay quy định như thế nào về việc tuyển dụng viên chức? Sau khi được tuyển dụng làm viên chức thì có được chuyển sang làm cán bộ không? Bạn có thể tham khảo nội dung mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

Câu hỏi tư vấn:

Vợ tôi tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị hành chính văn phòng năm 2016 và đã thi tuyển viên chức ngạch văn thư trường THCS. Vậy tôi muốn hỏi vị trí công việc đó của vợ tôi muốn chuyển loại sang vị trí công việc là Cán bộ tư pháp của Ủy ban xã thì có được không và nếu được thì trình tự thủ tục như thế nào? Mong Công ty tư vấn giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn tốt nghiệp Cao đẳng quản trị hành chính văn phòng và thi đỗ viên chức ngạch văn thư trường THCS. Hiện vợ bạn đang muốn chuyển sang vị trí cán bộ tư pháp của Ủy ban xã. Do đó, đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc chuyển từ viên chức sang công chức

Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật viên chức 2010 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

c) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

>> Tư vấn về chuyển từ viên chức sang công chức, gọi: 1900.6169

Khoản 5 Điều 1 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung 2019 quy định:

“3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:

a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

...

Căn cứ, theo quy định nêu trên, đối với trường hợp của vợ bạn, nếu vợ bạn muốn chuyển từ nghạch viên chức sang ngạch công chức thì bạn phải thông qua hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc thông qua hình thức tiếp nhận vì vợ bạn thuộc trường hợp đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, vợ bạn có thể được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng điều kiện tiếp nhận vào làm công chức theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng và điều kiện để được tiếp nhận vào làm công chức:

Điều 18. Tiếp nhận vào làm công chức

1. Đối tượng tiếp nhận:

a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:

Căn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;

...”.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của vợ bạn, để được xem xét tiếp nhận vào làm công chức thì vợ bạn phải đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật. Đồng thời, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển.

Đối với trường hợp của vợ bạn, cần xem xét vị trí việc làm, yêu cầu về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong các quá trình vợ bạn làm việc từ 2016 làm viên chức ngạch văn thư trường THCS. Nếu vợ bạn có đủ 05 năm công tác trở lên làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm của công chức (vị trí cán bộ tư pháp) thì chị đủ điều kiện được xem xét, tiếp nhận vào làm công chức tại Ủy ban nhân dân xã mà không bắt buộc phải thông qua thi tuyển và xét tuyển. (để có căn cứ xác định trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp thì chị cần đối chiếu về vị trí việc làm, trình độ đào tạo, bằng cấp…)

Thứ hai, về trình tự thủ tục chuyển từ viên chức sang công chức

- Hồ sơ đề nghị tiếp nhận công chức

Tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức như sau:

3. Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:

a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

- Thủ tục thực hiện tiếp nhận công chức

+ Khi tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch (Điểm a khoản 4 Điều 18 Nghị định 138).

Trong đó, Hội đồng này có nhiệm vụ là kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; tổ chức sát hạch về trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; báo cáo kết quả sát hạch.

+ Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển để xây dựng. Hình thức sát hạch là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch chịu trách nhiệm xây dựng nội dung sát hạch, đề xuất hình thức và cách thức xác định kết quả sát hạch, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.

+ Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

+ Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc của bên vợ (chồng) của người được tiếp nhận vào làm công chức; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người được tiếp nhận vào làm công chức hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo