Lại Thị Nhật Lệ

Vật chứng là gì? Vai trò của vật chứng trong tố tụng?

Vật chứng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình điều tra cũng như xử lý vụ án, đặc biệt là trong vụ án hình sự. Vậy vật chứng là gì? Vật chứng có vai trò như thế nào trong tố tụng. Hãy tham khảo bài viết sau của Luật Minh Gia để tìm hiểu những vấn đề trên.

1. Quy định về vật chứng

Theo quy định tại Điều 106 BLTTHS 2015 thì vật chứng được hiểu là: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”

Vật chứng là vật được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng quy định, chứa dựng các thông tin được xác định là chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2. Đặc điểm của vật chứng

Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng đầu tiên mà thông quá nó các cơ quan điều tra có thể chứng minh được sự việc hoặc định hướng điều tra vụ án. Vật chứng có các đặc trưng cơ bản sau:

- Vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể: nói cách khác vật chứng là tất cả những gì tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dáng, kích thước,…có thể xác định được bằng các giác qua như khứa giác, vị giác, thính giác,…Vật chứng tồn tại khách quan, nó chứa dựng các thông tin, hình ảnh, sự kiện thực tế xảy ra trong hiện thực, bởi vậy nó không thể thay thế được bằng bất cứ thứ gì khác.

- Vật chứng chứa đựng và phản ảnh những thông tin, sự kiện thực tế liên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng phải nằm trong mối liên hệ thống thể giữa các nội dung, vấn đề của vụ án hình sự:

+ Vật chứng là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội

+ Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm: dấu vết tội phạm là những phản ảnh vật chất do tội phạm gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau. VD: quấn áo dính máu trong vụ án giết người, dấu vân tay cạnh cửa,…

+ Vật chứng là đối tượng của tội phạm: đó là đồ vật, tài sản bị hành vi phạm tội tác động tới gây thiệt hại nên có sự biến đổi về vị trí, hình dáng, kích thước,…

+ Vật chứng là tiền và những vật khác nhau có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

- Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định: Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứu theo quy định của pháp luật, do vậy nó chỉ có thể được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nếu vật chứng được thu thập bởi các chủ thể khác ngoài các chủ thể được quy định trong BLTTHS thì nó không đáp ứng đặc điểm của chứng cứ về tính hợp pháp.

- Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và các tình thiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

3. Phân loại vật chứng

- Căn cứ vào việc xuất hiện và tham gia của vật chứng vào quá trình xảy ra vụ án hình sự:

+ Vật chứng là những vật làm công cụ, phương tiện phạm tội

+ Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm

+ Vật chứng là nhứng vật được coi là đối tượng của tội phạm

- Căn cứ vào giá trị chứng minh của vật chứng

+ Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm xảy ra

+ Vật chứng có giá trị chứng minh người phạm tội

+ Vật chứng có giá trị chứng minh những tình tiết khác liên quan đến vụ án

- Căn cứ vào tính năng, tác dụng của vật chứng

+ Vật chứng là vũ khí

+ Vật chứng là chất độc, chất cháy, chất phóng xạ

+ Vật chứng thông thường

- Căn cứ vào giá trị sử dụng của vật chứng

+ Vật chứng có giá trị sử dụng và vật chứng không có giá trị sử dụng

- Căn cứ vào thời gian tồn tại có giá trị sử dụng của vật chứng:

+ Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc dễ phân hủy

+ Vật chứng thuộc loại tài sản có thời gian sử dụng ngắn,…

- Căn cứ vào tính chất đặc biệt của vật chứng

+ Vật chứng là tiền vàng, kim khí, đá quý,..

+ Vật chứng là tài sản thông dụng

4. Vai trò của vật chứng trong tố tụng

- Đối với cơ quan tiến hành tố tụng: Vật chứng là căn cứ quan trọng và đáng tin cậy. Cơ quan tiến hành tố tụng nhận định, phán đoàn về diễn biến, đánh giá tính chất của hành vi phạm tội, âm mưu, phương thức và thủ đoạn hoạt động của người phạm tội, đề ra phương hướng, kế hoạch điều tra, truy tố, xét xử vụ án.

- Đối với việc giải quyết vụ án: Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứu quan trọng, có giá trị đặc biệt trong quá trình chứng minh vụ án hình sự. Thông qua vật chứng có thể chứng minh có vụ án hình sự xảy ra hay không, thông qua việc khai thác thông tin từ vật chứng có thể tìm ra mối liên hệ giữa người phạm tội và nạn nhân hay hiện trường vụ án, kiểm tra tính chân thực từ lời khai của người bị tình nghi, người bị hại, người liên quan từ đó xác định được người phạm tội. Từ vật chứng cũng có thể làm rõ các tình tiết khác của vụ án như tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị can và các tình tiết khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169