Nguyễn Thị Lan Anh

Tư vấn về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong quan hệ pháp luật lao động, hợp đồng đào tạo được xem là một trong những vấn đề phức tạp. Trong thực tế, nhiều trường hợp khách hàng bị ràng buộc bởi chính hợp đồng đào tạo đã được kí kết trước đó khi chấm dứt hợp đồng. Vậy khi rơi trường hợp vi phạm cam kết hợp đồng đào tạo phải xử lý như thế nào? Quy định pháp luật ra sao?

Có thể việc chưa hiểu rõ các quy định pháp luật lao động đặc biệt là những ràng buộc pháp lí trong hợp đồng đào tạo dẫn đến bạn có thể bị ảnh hưởng một số quyền lợi khi xảy ra tranh chấp. Nếu bạn có thắc mắc các vấn đề liên quan đến hợp đồng đào tạo, hãy liên hệ Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi giải đáp và hướng dẫn quy định cho bạn và có hướng giải quyết phù hợp.

Các hình thức bạn có thể liên lạc với chúng tôi bao gồm:

- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng

- Gửi tới địa chỉ mail:  lienhe@luatminhgia.vn

Chúng tối rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề còn thắc mắc. Bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để hiểu rõ hơn về cam kết trong hợp đồng đào tạo.

Nội dung tư vấn: Kính chào luật sư Minh Gia. Luật sư cho em tư vấn về trường hợp sau: A là một bác sỹ sau đại học sau khi ra trường vào tháng 10 năm 2016, A về cơ quan công tác tại khoa và được làm đơn cam kết phục vụ 5 năm. Trong đơn cam kết không tự ý bỏ việc, không được quyền đơn phương chấm họp đồng làm việc, A làm việc được 2 năm 6 tháng thì gia đình A có hoàn cảnh khó khăn nên đã làm đơn nộp xin nghỉ việc và đợi đủ 47 ngày A chính thức nghỉ việc. Vì A còn trong thời gian cam kết làm việc thì A nghỉ việc có đúng căn cứ pháp luật không? Trong trường hợp này, A phải bồi thường như thế nao? Cơ quan có trả lời sau 45 ngày chưa có sự đồng ý của cơ quan và chưa có người thay thế vì A  là cán bộ nguồn nên sở y tế không cho bác sỹ sau đại học nghỉ do nhu cầu tỉnh nhà thiếu BS sau đại học nên không cho A nghỉ. Sau đó, cơ quan tiến hành xử lý kỷ luật buộc thôi việc A mặc dù đã tiến hành  khiếu nại hai lần nhưng sở y tế đều thống nhất quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Như vậy, cơ quan ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc A có đúng không?  Pháp luật quy định thế nào? Xin cảm ơn./.

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia! Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chưa thể xác định A làm việc theo dạng hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc của viên chức.

Đầu tiên, về vấn đề chấm dứt hợp đồng và bồi thường chi phí đào tạo:

Trường hợp A làm việc theo hợp đồng lao động, A được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 và không có căn cứ theo pháp luật yêu cầu bắt buộc phải bồi thường chi phí đào tạo trừ trường hợp hơp đồng đào tạo của bạn và Công ty có thỏa thuận khác. Theo đó, nếu bạn không có căn cứ tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật này:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo cam kết đã thỏa thuận và quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012.

 “…3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”

Trường hợp A làm việc theo hợp đồng làm việc của viên chức, A được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu thuộc các trường hợp được quy định theo Điều 29 Luật Viên chức năm 2010. Khi bạn làm việc theo dạng hợp đồng này thì đơn phương chấm dứt hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải thực hiện đền bù chi phí đào tạo theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP.

“Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.”

Thứ hai, về vấn đề xử lý kỷ luật:

Trường hợp A làm việc theo hợp đồng lao động, việc A chấm dứt hợp đồng khi chưa hết thời hạn không được xem xét là một căn cứ xử lý kỷ luật, vì vậy cơ quan đưa ra quyết định kỷ luật là chưa phù hợp với quy định pháp luật.

Trường hợp A làm việc theo hợp đồng làm việc của viên chức, A có thể bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết được quy định theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Theo đó, việc cơ quan xử lý kỷ luật A là phù hợp với quy định pháp luật.

"Điều 4: Các trường hợp xử lý kỷ luật:

Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;

2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;

3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169