Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về cách tính hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản

Nghỉ dưỡng sức sau sinh là một chế độ phúc lợi đối với người lao động nữ sau khi nghỉ thai sản thuộc những trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định. Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp dựa trên mức lương cơ sở và số ngày mà người lao động nghỉ dưỡng sức.

1. Tư vấn về cách tính hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản

Nội dung câu hỏi: Chào Luật sư Minh Gia, Tôi xin tư vấn về cách tính hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản. Tôi nghỉ 7 ngày tại gia đình, hưởng 30% mức lương tối thiểu thì tôi được bao nhiêu tiền cho 7 ngày nghỉ trên? Trả lời giúp tôi luôn nhé. Xin cảm ơn nhiều.

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Luật sư Minh Gia, với vướng mắc của chị Luật Minh Gia tư vấn như sau:

Tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Ngoài ra, tại Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BHXH cũng có đề cập đến chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau: 

"1. Lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội và điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP."

Như vậy, chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản được áp dụng đối với lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc thuộc một trong những trường hợp sau mà trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục: 

- Lao động nữ mang thai hộ

- Lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

- Lao động nữ sinh con nhưng con chết trong thời gian nghỉ thai sản khi sinh con (theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội).

Như vậy, nếu thuộc trường hợp trên, chị đủ điều kiện để hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản theo quy đinh của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 nêu trên, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính theo công thức:

Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày nghỉ

(Mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng/tháng).

Đối chiếu theo thông tin chị cung cấp, chị nghỉ dưỡng sức với thời gian là 07 ngày nên số tiền nghỉ dưỡng sức mà chị được hưởng sẽ tính như sau: 

Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% x 1.800.000 x 7 ngày = 3.780.000 đồng. 

2. Mức hưởng bảo hiểm y tế và thủ tục đăng ký khai sinh cho con? 

Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư ạ. Em chuẩn bị sinh con đầu lòng và cần dùng tới BHYT để hỗ trợ giảm chi phí BHYT của em được công ty đăng ký tại bệnh viện đa khoa huyện T. Do em đang làm việc tại B nên khi vào công ty em đã đăng ký điểm khám chữa bệnh tại đây. Nhưng gần đến ngày sinh thì mẹ chồng và chồng em lại muốn em chuyển về quê chồng tại bệnh viện đa khoa huyện H để sinh. Vậy em muốn hỏi luật sư là với trường hợp của em thì có được hưởng bảo hiểm không và nếu được hưởng thì được bao nhiêu phần trăm ạ? Khi đi sinh em có cần mang thêm giấy tờ thủ tục gì không ạ? (Lúc kết hôn em vẫn chưa chuyển hộ khẩu về quê chồng là huyện H). Đồng thời khi làm giấy khai sinh cháu thì làm tại B hay H? Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Nội dung tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Luật Minh Gia. Đối với vấn đề của bạn, Luật Minh Gia tư vấn như sau: 

2. Mức hưởng bảo hiểm y tế và thủ tục đăng ký khai sinh cho con? 

Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư ạ. Em chuẩn bị sinh con đầu lòng và cần dùng tới BHYT để hỗ trợ giảm chi phí BHYT của em được công ty đăng ký tại bệnh viện đa khoa huyện T. Do em đang làm việc tại B nên khi vào công ty em đã đăng ký điểm khám chữa bệnh tại đây. Nhưng gần đến ngày sinh thì mẹ chồng và chồng em lại muốn em chuyển về quê chồng tại bệnh viện đa khoa huyện H để sinh. Vậy em muốn hỏi luật sư là với trường hợp của em thì có được hưởng bảo hiểm không và nếu được hưởng thì được bao nhiêu phần trăm ạ? Khi đi sinh em có cần mang thêm giấy tờ thủ tục gì không ạ? (Lúc kết hôn em vẫn chưa chuyển hộ khẩu về quê chồng là huyện H). Đồng thời khi làm giấy khai sinh cháu thì làm tại B hay H? Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Nội dung tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Luật Minh Gia. Đối với vấn đề của bạn, Luật Minh Gia tư vấn như sau: 

Thứ nhất, về mức hưởng Bảo hiểm y tế

Tại Khoản 3 Điều 22 VBHN Luật Bảo hiểm y tế 2020 quy định về mức hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT) khi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến như sau: 

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Như vậy, từ ngày 1/1/2016, chị đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước thì được chi trả như khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Mức chi trả được quy định tại Khoản 1 Điều 22 VBHN Luật Bảo hiểm y tế 2020, tùy thuộc vào từng đối tượng tham gia BHXH. Cụ thể: 

“a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Khi đi sinh, bạn chỉ cần mang theo BHYT và giấy tờ tùy thân của mình để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện H. 

Thứ hai, về nơi đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 thì: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”

Do đó, bạn có thể đăng ký khai sinh cho con ở nơi mà chị đang thường trú/ tạm trú của bạn hoặc chồng bạn. 

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169