Tư vấn rút lai số tiền đã đặt cọc khi chưa giao kết hợp đồng
Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Và Điều 119 quy định về hình thức giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của hai bên và không yêu cầu hình thức bằng văn bản nên nếu anh đã đưa tiền cọc cho bên nhận và hai bên đã thỏa thuận miệng với nhau mục đích của việc đưa tiền là để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng dịch vụ thì xác định là tại thời điểm đó hai bên đã giao kết hợp đồng đặt cọc. Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác như vậy tại thời điểm hai bên giao kết hợp đồng mà không có bất kỳ một thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì các bên có quyền và nghĩa vụ với nhau từ thời điểm giao kết nếu hợp đồng đặt cọc đã đảm bảo các điều kiện có hiệu lực theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 nếu bạn không giao kết hợp đồng như thỏa thuận đặt cọc từ ban đầu thì sẽ bị phạt cọc theo thỏa thuận ban đầu của hai bên hoặc nếu không có thỏa thuận thì sẽ bị mất khoản tiền đặt cọc.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất