Luật sư Trần Khánh Thương

Trách nhiệm của người vi phạm quy định về an toan giao thông gây tai nạn làm chết người./.

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin tư vấn dùm em ạ Ba em 69 tuổi đi đám tang, chạy xe đã qua đường và dừng lại xuống xe chuẩn bị dắt xe vào bãi.. Bác kia 79 tuổi chạy đúng chiều nhưng sát trong lề và mãi nhìn vào đám ma nên không thấy, đã tông vào đuôi xe Ba em.

 

 

Hậu quả : Ba em bị té đập đầu xuống đường và do nón bảo hiểm Bác kia đập mạnh vào trán nên không qua khỏi, qua đời sau đó 5 ngày. Bác kia chỉ bị rách mí mắt. Sau khi Ba em mất 35 ngày nhà Bác kia mới đến thắp nhang và xin giải quyết nội bộ ( ngày Ba em mất, con Bác kia có gọi đt nói đang điều trị cho Bác trên bệnh viện,nhưng phía công an yêu cầu cung cấp giấy tờ thì không chứng minh được) Cho em hỏi trong trường hợp này thì theo luật sẽ xử lý như thế nào Nhờ tư vấn giúp em ah, em cảm ơn rất nhiều

 

Trả lời tư vấn:

 
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
 
Việc xác định trách nhiệm hình sự và trách  nhiệm bồi thường dân sự trong trường hợp này phụ thuộc vào biên bản ghi nhận tại hiện trường xảy ra tai nạn. Căn cứ vào biên bản đó cơ quan điều tra có trách nhiệm xác minh, điều tra vụ việc.
 
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại : Nếu biên bản ghi nhận tại hiện trường xảy ra tai nạn, nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của người Bác 79 tuổi vì khi điều khiển xe không tập trung, thiếu quan sát dẫn tới đâm trực tiếp vào người  khác dẫn tới chết người thì phải bồi thường các khoản như: chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc  người bị hại; chi phí hợp lí cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bồi thường tổn thất về tinh thần( do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường về tổn thất về tối đa là 60 tháng lương cơ sở).
 
Về trách nhiệm hình sự: Biên bản điều tra tại hiện trường, nếu cơ quan điều tra xác định người bác 79 tuổi có hành vi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ và hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp xảy ra tai nạn gây hậu quả nghiệm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
 

 

 

1 |==========================

Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông của người chưa thành niên

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Cho em hỏi, em của em đi ngoài đường bị xe tung, do người ta qua đường không làm chủ được tốc độ, làm cho em của em bị chấn thương chân về phần mềm hiện nay không làm việc được phải nghỉ ngơi tại nhà, xe của em bị hư nặng, người gây tai nạn chưa đủ 16 tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Vậy người gây tai nạn phải bồi thường như thế nào? Rất mong anh chị có thể giúp em về vần đề này

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có thể tham khảo thêm qua Bộ luật Dân sự 2005 có quy định và hướng dẫn liên quan đối với trường hợp của anh/chị.
 

 

2 |==========================

Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

E chào Luật Sư ạ. E có một vụ việc muốn được sự tư vấn của luật sư ạ. Bố e đang điều khiển xe máy trên quốc lộ,đang chạy trên làn đường dành cho ô tô,lúc đó có một bé trai 13 tuổi trong nhà hàng đột ngột chạy bộ lao ra băng ngang qua đường, bố e đã không xử lý kịp và va quệt làm bé ngã. Trường hợp này nếu bị kiện ra pháp luật thì bố e phải chịu trách nhiệm thế nào ạ. E cảm ơn luật sư nhiều ạ.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, bố bạn sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi bố bạn có hành vi vi phạm quy định  về an toàn giao thông đường bộ thông qua hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này  là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.  Hậu quả nghiêm trọng theo Điều 4 phần 1 Nghị quyết  02/2003/NQ-HĐTP là:


a. Làm chết một người; 

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; 

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; 

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; 

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; 

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

 

Như vậy, nếu bố bạn không có lỗi khi tham gia giao thông, hoặc có lỗi nhưng hậu quả chưa nghiêm trọng thì bố bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm của người vi phạm quy định về an toan giao thông gây tai nạn làm chết người./.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo