Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tính trợ cấp thôi việc trong trường hợp luân chuyển cán bộ như thế nào ?

Kính gửi anh/chị!. Hiện tại tôi đang gặp phải vấn đề khi gửi quyết trợ cấp thôi việc cho 1 cán bộ công nhân viên phải tính như thế nào? cụ thể như sau: Anh N.T có thời gian công tác tại công ty xây dựng số 9 từ 1993-12/200x. sau đó Tổng Công ty X - công ty mẹ của công ty xây dựng số X có quyết định điều chuyển cán bộ sang công ty cổ phần X - Công ty con của công ty xây dựng B ( Công ty B là công ty con của Tổng công ty X) Từ tháng 01/200x-09/200x.

 

Tiếp đó công ty B lại điều động ông T sang công ty con khác là Công ty BX - 1 tháng (10/2007-11/2007), sau đó ông T lại được điều về công ty xây dựng B công tác từ 12/2007-09/2008.

 

Tháng 10/2008 -05/2009 ông được điều động trở lại Công ty BX. 6/2009 ông được điều chuyển về công ty B.

 

Hiện công ty chấm dứt HĐLĐ thì ông T được trợ cấp thôi việc như thế nào? (Công ty số 9, 27 hiện còn hoạt động, công ty 19 đã giải thể) Quãng thời gian ông làm tại Công ty xây dựng  27 chưa đủ 12 tháng có được tính trợ cấp thôi việc không? Cảm ơn anh chị!

 

 Tính trợ cấp thôi việc trong trường hợp luân chuyển cán bộ như thế nào ?

>> Tư vấn cách Tính trợ cấp thôi việc, gọi: 1900.6169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, thì Công ty xây dựng số 9, Công ty Cổ phần 19, Công ty xây dựng số 27 đều là Công ty con thuộc Tổng công ty X.

 

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, Điều 2 có quy định như sau:

 

“…Người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động…”

 

Như vậy, tuy anh N.T.Hải liên tục bị điều chuyển công tác từ năm 1993 đến tháng 6 năm 2009 đến các công ty khác nhau. Song tất cả các công ty này đều là công ty con của Tổng công ty X. Do đó, Tổng công ty X có trách nhiệm cộng dồn thời gian làm việc theo hợp đồng lao động để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động là anh N.T.

 

Khoảng thời gian anh N.T làm việc tại Công ty XB và Công ty xây dựng Sài Gòn tuy chưa đủ 12 tháng, nhưng như đã phân tích thì các công ty này đều thuộc Tổng công ty X, nên khoảng thời gian anh N.T.Hải làm việc tại công ty này sẽ được cộng dồn với khoảng thời gian đã làm việc tại Công ty xây dựng số 9 và Công ty XB.

 

Về việc công ty cổ phần số 19 đã giải thể, trong khoảng thời gian anh N.T.Hải làm việc tại công ty này, thì công ty đã có trách nhiệm thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động cho anh N.T.Hải. Vậy nên việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động vẫn được tiến hành theo thủ tục thông thường.

 

Cách tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 48 Luật lao động 2012.

 

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

 

Trân trọng !

Luật Gia: Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo