Mạc Thu Trang

Thương binh, bệnh binh có phải đóng BHXH không?

Sau khi tham gia kháng chiến, nhiều người quay trở về địa phương và làm cán bộ, thường là những cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, họ băn khoăn về việc nếu đã được hưởng trợ cấp dành cho thương binh, bệnh binh thì liệu có phải đóng bảo hiểm không? Nếu trong trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội mà không được đơn vị đóng thì làm thế nào để đòi lại quyền lợi? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn

 

Câu hỏi tư vấn: Xin chào Luật sư. Tôi xin luật sư tư vấn một vấn đề liên quan đến BHXH. Bố tôi là bệnh binh được hưởng chế độ của nhà nước, sau này về địa phương làm cán bộ có tham gia BHXH từ năm 2001. Đến năm 2003 thì nhà nước có quyết định dừng đóng BHXH đối với thương bệnh binh, sau mấy tháng thì luật này không có hiệu lực và được đóng tiếp. Năm 2012 bố tôi về hưu nhưng do không đủ năm để được hưởng chế độ và không làm chế độ 1 lần. Có 1 lần tôi hỏi bố có lấy chế độ chưa thì ông bảo chưa, tôi bảo bố tìm lại số sổ để con tư vấn cho bố lấy chế độ. Sau 1 thời gian tìm thì phát hiện từ năm 2003 cơ quan chính quyền không đóng bảo hiểm cho bố. Vậy xin quý công ty tư vấn là tôi nên làm gì để lấy lại quyền lợi cho Bố mình. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bố bạn là bệnh binh được hưởng chế độ của nhà nước, tuy nhiên bạn chưa nói rõ bố bạn được hưởng chế độ nào, vì vậy, chẳng hạn trong trường hợp bố bạn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng thì sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Tuy nhiên, nếu không thuộc trường hợp trên mà cơ quan nơi bố bạn làm việc đã không đóng bảo hiểm cho bố bạn từ năm 2003 đến nay thì trường hợp này cơ quan đó đang “nợ” tiền BHXH theo quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đây là việc chậm đóng bảo hiểm và là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp này, bố bạn thì có thể yêu cầu cơ quan cũ tiến hành đóng đủ số tiền BHXH còn thiếu, sau đó xác nhận bổ sung trên sổ BHXH. Nếu cơ quan không giải quyết, bạn có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi cơ quan có trụ sở. Hoặc tiến hành khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cơ quan có trụ sở.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo